Những tác dụng phụ đáng sợ của hormone thay thế: Chớ dại mà dùng!

Hormone thay thế gây ra nhiều rủi ro với sức khỏe!

Những người nên nói "không" với hormone thay thế kẻo chết sớm

Phụ nữ có tiền sử ung thư vú có nên dùng liệu pháp hormone thay thế?

Phụ nữ ở tuổi nào có thể bắt đầu điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế (HRT)?

Hormone thay thế (HRT) là gì?

Phụ nữ trong độ tuổi 40, 50 - thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh - do mức độ hormone nữ estrogen và progesterone suy giảm gây ra hàng loạt vấn đề như: Bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, khô âm đạo...

Với hầu hết phụ nữ, các triệu chứng mãn kinh thường nhẹ và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi các triệu chứng tăng nặng, gây khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hormone thay thế HRT có thể giúp ích cho chị em.

Với những trường hợp đã từng điều trị ung thư bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị gây mãn kinh sớm, người đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung, người đã cắt bỏ cả buồng trứng và tử cung đều cần điều trị bằng hormone thay thế. 

Hormone thay thế (HRT) gây thay đổi tâm trạng, nhức đầu, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung

Hormone thay thế với các liệu pháp estrogen (ET) và liệu pháp estrogen-progestin (EPT) có thể được sử dụng ở nhiều dạng như: Thuốc viên, thuốc tiêm, miếng dán trên da, kem bôi âm đạo, viên đặt hoặc vòng âm đạo.

HRT có thể giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, nhưng cũng gây ra một số rủi ro với sức khỏe. Để giảm thiểu rủi ro, bác sỹ có thể kê toa với một liều lượng thấp để xem các triệu chứng của người bệnh có được cải thiện hay không. Các tác dụng phụ khi dùng hormone thay thế khác nhau ở mỗi người, và phụ thuộc vào liều lượng, sự kết hợp của các hormone thay thế.

Những tác dụng phụ đáng sợ của hormone thay thế HRT

Bệnh tim mạch Đau khi quan hệ tình dục Đầy hơi
Huyết khối Tiểu không tự chủ Buồn nôn
Đột quỵ Mất trí nhớ Thay đổi tâm trạng
Ung thư phổi Ung thư tử cung Nhức đầu
Khô âm đạo Ung thư vú Da thâm sạm

Tác hại trên hệ tuần hoàn, hô hấp

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, uống EPT làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết khối và đột quỵ. Một thử nghiệm khác ở những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung cho thấy, khi sử dụng estrogen không có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ gia tăng các cục máu đông và đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy những rủi ro này thấp hơn ở những phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 50 – 59. Những phụ nữ sau độ tuổi này nguy cơ sẽ tăng cao hơn.

Liệu pháp hormone thay thế HRT thường không được khuyến cáo cho những phụ nữ đã từng có cục máu đông hoặc đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người hút thuốc lá và thừa cân.

Dùng HRT không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, nhưng sự kết hợp EPT có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư phổi.

Tác hại trên cơ quan sinh sản và sức khỏe tình dục

Khi nồng độ estrogen suy giảm, bạn sẽ bị khô âm đạo, âm đạo nóng rát, ngứa ngáy. Điều này gây đau khi quan hệ tình dục, gây trở ngại cho đời sống tình dục. ET có thể làm giảm những triệu chứng này và giúp “chuyện ấy” trở nên dễ dàng, thú vị hơn. Nếu sự khó chịu ở âm đạo gây trở ngại cho bạn, dùng kem bôi âm đạo, đặt vòng âm đạo hoặc thuốc hormone dạng viên dặt có thể là ý tưởng tốt hơn thuốc dạng uống.

Tuy nhiên, HRT có thể gây chảy máu, đặc biệt là ung thư tử cung. HRT có thể gây sưng hoặc đau ở vú. Nó cũng làm cho ngực của người phụ nữ dày đặc hơn trên nhũ ảnh, gây khó khăn cho việc tìm tế bào ung thư. EPT có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. ET có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

HRT thường không được khuyến cáo cho những phụ nữ có vấn đề với nội mạc tử cung, buồng trứng hay ung thư vú.

Tác hại trên hệ tiêu hóa, hệ thống bài tiết

HRT có thể gây đầy hơi, giữ nước và buồn nôn. Bạn cũng có nguy cơ cao bị sỏi mật, hoặc các vấn đề về túi mật.

Một số phụ nữ bị tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu khi cười, hắt hơi hoặc ho) khi mãn kinh. EPT đôi khi có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này. Tuy nhiên, liều thấp estrogen dạng kem bôi âm đạo và thuốc đặt có thể cải thiện được triệu chứng này.

HRT không được khuyến cáo cho những người mắc bệnh gan.

Hệ thống thần kinh trung ương

Cơn bốc hỏa có thể trở thành vấn đề nan giải trong thời kỳ mãn kinh. Đổ mồ hôi đêm cũng phá hỏng giấc ngủ của bạn. HRT có thể khá hiệu quả trong việc giảm những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm. Tuy nhiên, nó lại gây ra lo lắng và khó chịu. Một số phụ nữ còn bị thay đổi tâm trạng, nhức đầu khi dùng HRT. Một nghiên cứu kéo dài 15 năm còn cho thấy, phụ nữ mãn kinh bổ sung hormone thay thế lâu dài làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Tác hại trên da

HRT có thể làm giảm cảm giác ngứa da do mãn kinh gây ra, nhưng nó lại khiến da bị thâm sạm. Nếu bạn dùng miếng dán estrogen, vùng da đó dễ bị kích ứng và ngứa ngáy.

An An H+ (Theo healthline.com)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố, hỗ trợ cân bằng "cội nguồn" nội tiết tố nữ, giảm những triệu chứng khó chịu mà tiền mãn kinh và mãn kinh gây ra.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất