Hướng dẫn mới chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà, tăng hạn dùng vaccine Moderna

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 4/3

Tiến tới bình thường hóa, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Giữ phương án cởi mở đón khách khi mở cửa du lịch trở lại

Tại sao xơ vữa động mạch có thể gây đau đầu, tai biến, đột quỵ?

Hôm qua (3/3) là ngày thứ 2 liên tiếp Việt Nam ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 trên mức 100.000 ca. Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước và lập đỉnh mới với 18.661 ca. Tổng cộng 26 tỉnh, thành phố trên cả nước ghi nhận số lượng F0 vượt ngưỡng 2.000 ca.

Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19”. Theo đó, khi trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi... Đặc biệt cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo thông báo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), căn cứ vào kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý dược đồng ý cập nhật hạn dùng của vaccine Moderna từ 7 tháng lên 9 tháng (kể từ ngày sản xuất) ở điều kiện bảo quản -25 độ C đến -15 độ C đối với các cơ sở sản xuất vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việc tăng hạn sử dụng này được áp dụng đối với các lô vaccine Moderna nhập khẩu vào Việt Nam kể từ ngày 2/3/2022.

Trước tình hình kit test COVID-19 khan hiếm, tăng giá thời gian qua, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý đối với người dân: "Chỉ nên mua kit test nhanh COVID-19 khi cần, dùng đến đâu mua đến đó". Bên cạnh đó, trong một gia đình có thể dùng chung kit xét nghiệm nhanh, 2-3 người có thể chung một bộ (mua thêm que lấy mẫu), 2-3 ngày xét nghiệm một lần để giảm chi phí.

Trong hôm qua (3/3), Bộ Y tế cũng ra công điện đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết các trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm COVID-19.

Những ngày gần đây do thủ tục về bảo hiểm chưa thông suốt, có tình trạng người lao động là F0 gặp khó khăn khi đến làm thủ tục tại trạm y tế ở Hà Nội, đặc biệt một số phường thuộc quận Hoàng Mai. Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa có hướng dẫn 651 về giải quyết chế độ cho người lao động mắc COVID-19. Theo đó, Bảo hiểm xã hội Hà Nội đề nghị các cơ quan liên quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người điều trị COVID-19 theo quy định, thực hiện giải quyết kịp thời, không để hồ sơ chậm muộn, nghiêm cấm việc gây phiền hà, khó khăn với người lao động. Đồng thời hướng dẫn các trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cấp kịp thời giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội với người lao động là F0. Các trạm y tế cập nhật thông tin người điều trị COVID-19 đã được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội lên Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định, đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký y, bác sỹ của các cơ sở khám chữa bệnh.

TP.HCM đề nghị các đơn vị, cụ thể là UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn phải thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động dịch tại địa phương và khắc phục ngay điểm yếu. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức yêu cầu 13 xã, phường "vùng cam" siết chặt các hoạt động theo Quyết định 3900. Theo đó, toàn bộ 13 xã, phường này sẽ phải hạn chế một số hoạt động để phòng chống dịch. Cụ thể, các cơ sở dịch vụ như massage, spa, làm đẹp... hoạt động tối đa 25% công suất tại cùng một thời điểm. Các dịch vụ như bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke không được hoạt động.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin