So cuu dung cach-02
So cuu dung cach-03
So cuu dung cach-04

Sơ cấp cứu là hành động can thiệp, trợ giúp và chăm sóc đầu tiên đối với người bị nạn ngay tại hiện trường trước khi có sự can thiệp của nhân viên y tế.

Theo ThS.BS Nguyễn Hoàng Nguyên, Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống tại Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, sơ cấp cứu là một trong những kỹ năng ai cũng cần trang bị và trong tình huống khẩn cấp người biết kỹ năng sơ cứu sẽ bình tĩnh hơn để xử trí sự việc.

Sơ cấp cứu kịp thời, đúng cách sẽ giữ được cho người bị nạn nhân thời gian, sự sống trong khi chờ có sự can thiệp của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, còn giúp họ tránh những tổn thương và tăng khả năng hồi phục.

So cuu dung cach-05

Kiến thức về sơ cấp cứu là vô giá đối với bản thân mọi người. Điều này cho phép bạn hỗ trợ những người bị thương trong trường hợp tai nạn hoặc tình huống khẩn cấp cho đến khi có sự trợ giúp. Kỹ năng sơ cứu có thể được áp dụng tại nhà, nơi làm việc hoặc tại các địa điểm công cộng. Do đó, càng có nhiều người được huấn luyện về sơ cứu ban đầu trong cộng đồng thì cộng đồng càng trở nên an toàn hơn.

z3443946640388_50ef60e8518ad7c4a943c28bf56a155a
So cuu dung cach-07

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, mùa Hè là thời điểm các vụ tai nạn đuối nước gia tăng. Bản tính hiếu động, tò mò, thích nghịch nước của trẻ; Hoặc sự chủ quan, bất cẩn của người lớn trong quản lý, giám sát là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Trẻ đuối nước nếu được cấp cứu kịp thời có thể qua cơn nguy kịch nhưng cũng có thể dẫn tới biến chứng nặng nề như: Suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài, thậm chí tử vong. Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc để lại di chứng não bởi không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách. Vì vậy, việc sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật khi trẻ bị đuối nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn.

Empty

Sau khi thực hiện xong cần quay trở lại để đánh giá xem bệnh nhân có dấu hiệu sống trở lại chưa. Nếu nạn nhân chưa có dấu hiệu sống trở lại cần tiếp tục thực hiện cho đến khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, nạn nhân có dấu hiệu sống hoặc người sơ cứu kiệt sức.

Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai. Việc không sơ cứu kịp thời hoặc sơ cứu sai cách sẽ khiến nạn nhân rơi vào vào nguy hiểm hoặc để lại các di chứng não sau này.

So cuu dung cach-09
So cuu dung cach-10

Lả nhiệt, sốc nhiệt là những hiện tượng thường gặp trong mùa Hè, đặc biệt trong các ngày nắng nóng cao điểm.

Lả nhiệt (say nắng) thường xảy ra khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước của cơ thể. Khi đó nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn có thể dẫn tới các tình huống xấu như mất ý thức.

Sốc nhiệt (say nóng) là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Do đó, các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể bị tổn thương bởi nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng nạn nhân bị suy đa tạng và tử vong.

Trường hợp sốc nhiệt nguy hiểm hơn rất nhiều so với lả nhiệt, do đó bạn cần nhận biết các dấu hiệu sớm. Khi bị lả nhiệt người bệnh vẫn còn khả năng điều tiết của cơ thể, xuất hiện các triệu chứng như: Đau đầu, khó chịu, da lạnh và ẩm. Đối với người say nóng, da sẽ khô nóng, đỏ ửng. Thân nhiệt cả 2 trường hợp đều tăng rất là cao, có thể lên tới 39 đến 40 độ C.

Khi bạn nghi ngờ ai đó bị lả nhiệt hoặc sốc nhiệt đừng chần chờ, hãy gọi ngay trợ giúp y tế.

So cuu dung cach-11
So cuu dung cach-12
So cuu dung cach-13

Theo BS. Nguyên, thời gian vàng trong sơ cứu đột quỵ rơi vào khoảng từ 4,5-6h. Nếu bạn phát hiện sớm trong khoảng thời gian 0h - 4,5h kể từ lúc phát hiện triệu chứng đầu tiên có thể được can thiệp bằng các phương pháp như sử dụng các loại thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông.

Trong khoảng 4,5-6h sẽ áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Lúc này sử dụng thuốc không còn tác dụng vì có thể cục máu đông lớn, sự tắc nghẽn kéo dài.

Sau 6h đây là giai đoạn tử vong và biến chứng tăng cao. Việc can thiệp là rất khó khăn.

VIDEO CHUYÊN GIA CHIA SẺ VỀ TÌNH TRẠNG VÀ CÁCH SƠ CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC

So cuu dung cach-14
z3443953762088_b10a0410e9bcf8d34495725e9e2f169c
Empty
So cuu dung cach-17
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ