Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi di căn lên não
Hút thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Tỷ lệ người không hút thuốc lá mắc ung thư phổi tăng 35%
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19
"Thủ phạm" gây ra bệnh phổi ở người hút thuốc lá điện tử
Nghiên cứu được thực hiện sau nhiều khảo sát của các nhà khoa học cho thấy, trong số những người mắc loại ung thư phổi phổ biến nhất, có tới 40% đã phát triển khối u não di căn, với thời gian sống trung bình dưới 6 tháng.
"Dựa trên phát hiện này, chúng tôi không nghĩ rằng các sản phẩm thay thế nicotine là cách an toàn nhất để những người bị ung thư phổi cai thuốc lá" - Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Kounosuke Watabe, chuyên gia về ung thư tại Trường Y khoa Wake Forest (Mỹ) cho biết.
Nghiên cứu được thực hiện trên 281 bệnh nhân ung thư phổi đã cho thấy, những bệnh nhân hút thuốc lá có tỷ lệ mắc ung thư não cao hơn đáng kể.
Sau đó, các nhà nghiên cứu thử nghiệm trên chuột đã phát hiện ra rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là do nicotine - một hợp chất có nhiều trong thuốc lá - đã làm tăng nguy cơ di căn ung thư phổi lên não, bằng cách biến đổi chức năng của microglia (một loại tế bào miễn dịch trong não) từ "chống lại" trở thành "thúc đẩy" sự phát triển của các khối u di căn khi vượt qua hàng rào máu não.
Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo, đó là chưa kể việc khói thuốc lá làm giảm chức năng phổi và gây khó thở do phù nề đường thở, tích tụ chất nhầy trong phổi. Đặc biệt, những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 22 lần so với những người không hút thuốc.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng tìm ra parthenolide - một chất tự nhiên có trong thuốc hạ sốt thảo dược có thể đảo ngược tác hại của nicotine, ngăn chặn sự di căn não do nicotine ở chuột.
"Hiện tại, phương pháp điều trị duy nhất cho căn bệnh tàn khốc này là xạ trị. Các loại thuốc hóa trị truyền thống không thể vượt qua hàng rào máu não, nhưng parthenolide lại có thể và do đó hứa hẹn có thể là một phương pháp điều trị hoặc thậm chí là một cách để ngăn chặn sự di căn não của các bệnh nhân ung thư phổi" - TS. Kounosuke Watabe chia sẻ.
Các nhà khoa học cho rằng, sẽ cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, để tìm ra các phương pháp chữa trị hiệu quả hơn, dựa trên việc chặn đứng các tác động của nicotine lên khối u.
Nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí khoa học Journal of Experimental Medicine.
Bình luận của bạn