- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu hít phải khói thuốc lá
Môi thâm do hút thuốc lá: Giải quyết như thế nào?
Phụ nữ mang thai hút thuốc lá có hại gì?
Infographic: Thuốc lá và những con số thống kê đáng sợ!
Vì sao bà bầu tuyệt đối không nên hút thuốc lá?
Hút thuốc lá thụ động là gì?
Hút thuốc lá thụ động là việc hít phải khói thuốc trong môi trường do người khác hút thuốc lá, xì gà hoặc tẩu thuốc. Khói thuốc do người hút thuốc thở ra, được truyền vào môi trường.
Khói thuốc mang nicotine và khoảng 4.000 chất có hại trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư, dính lại trên các bề mặt và quần áo. Những chất độc này có thể tồn tại trong nhiều tháng. Phụ nữ mang thai có thể tiếp xúc với các chất độc này khi tiếp xúc với đồ nội thất, thảm, rèm cửa, tường, sàn nhà, hoặc vô tình hít phải khí độc từ không khí. Những chất này có thể phản ứng với các tạp chất khác bên trong cơ thể, tạo ra hợp chất độc hại. Các độc tố đi vào máu của Phụ nữ mang thai và được truyền cho thai nhi.
Khói thuốc lá có thể truyền vào môi trường khoảng 4.000 chất độc hại
Trên thực tế, hút thuốc lá thụ động có thể khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc một loạt bệnh tương tự như hút thuốc lá, bao gồm cả ung thư phổi.
Hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi thế nào?
1. Trẻ sơ sinh nhẹ cân
Theo nhiều nghiên cứu, có mối liên hệ giữa hút thuốc lá thụ động và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Một Phụ nữ mang thai ngửi phải khói thuốc lá thường xuyên có thể sinh em bé có cân nặng thấp hơn bình thường. Trọng lượng sơ sinh thấp có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
2. Dị tật bẩm sinh
Bà bầu hít phải khói thuốc lá thường xuyên có thể khiến thai nhi mắc các vấn đề về mắt, dị tật chân tay, khoèo chân, dị tật lỗ chân lông, khiếm khuyết thính giác và các vấn đề về tiêu hóa. Tiếp xúc với các hóa chất như nicotine và carbon monoxide có trong khói thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu đến thai nhi, do đó việc cung cấp oxy hạn chế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
3. Chuyển dạ sớm
Sinh non là hậu quả phổ biến nhất của hút thuốc lá thụ động. Nó có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu máu, tăng huyết áp, PROM (vỡ ối sớm).
4. Sảy thai
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể bị sảy thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai có chồng hút thuốc lá có nguy cơ sảy thai cao hơn so với người khác.
5. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Bà bầu hít phải khói thuốc lá khi mang thai cũng có thể dẫn đến cái chết bất ngờ, không thể giải thích được của trẻ sơ sinh trong vòng 1 năm đầu đời. Đột tử ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi bé đang ngủ. Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra lý do gây đột tử ở trẻ sơ sinh.
6. Phát triển tâm lý bị hạn chế
Bà bầu hít phải khói thuốc lá có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn bẩm sinh, bất thường về trí tuệ và các vấn đề về hành vi. Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá có điểm số thấp trong các bài kiểm tra về trí thông minh, thị giác, khả năng nói và ngôn ngữ so với những đứa trẻ khác.
Các độc tố trong khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào não, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh do đó khiến bé dễ bị nhiễm trùng hơn.
7. Gây nghiện
Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc lá thụ động có nhiều khả năng bị nghiện các sản phẩm thuốc lá sau này vì tiếp xúc sớm với nicotine.
Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh môi trường có khói thuốc lá. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc đang có thai mà người chồng của mình hút thuốc lá, tốt nhất là nên vệ sinh sạch, khử trùng toàn bộ ngôi nhà của mình. Giặt thảm, ga giường, rèm cửa, quần áo, lau sạch sàn nhà, tường, trần nhà và đồ nội thất sẽ giảm thiểu nguy cơ hít phải hóa chất độc hại.
Không chỉ trong giai đoạn thai kỳ, sau khi sinh con, người mẹ cũng nên tránh cho trẻ sơ sinh hít phải khói thuốc lá, để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Bình luận của bạn