Cách đây khoảng 3 tuần, anh bạn tôi đột nhiên sưng, tấy, đỏ vùng cổ chân trái, đi lại cực kỳ khó khăn vào đau. Nằm nhà 3 ngày, không chịu nổi, anh bạn tôi lò dò vào bệnh viện khám và được kết luận viêm khớp dạng thấp. Ở cái tuổi ngoài 40, viêm khớp dạng thấp thì hơi sớm nhưng không phải không có nên anh bạn tôi tin tưởng cầm túi thuốc về uống. 3 ngày, 5 ngày, bệnh chẳng đỡ, đi lại vẫn khó khăn như trước nên anh lại lò dò vào viện khác khám lại. Lần này thì bác sĩ chẩn đoán: cơn gout cấp và kê colchicine, bởi chỉ số xét nghiệm acid uric tăng cao, vùng cổ chân sưng tấy, đỏ, nóng, chạm vào đau – đủ triệu chứng. Uống được 2 viên thuốc, cơn đau ở cổ chân của anh bạn tôi giảm được quá nửa, đi lại không cần dùng nạng như mấy ngày trước. Nhưng, anh lại kêu người mệt. Hỏi ra mới biết, anh uống nốt liều thuốc viêm khớp dạng thấp để… dự phòng. Bởi, bố anh bị viêm khớp dạng thấp, anh cũng có nguy cơ bị cao. Chỉ là, uống thêm mấy viên, người anh mệt hơn so với trước đó – chỉ đau chân, không bị mệt. Dừng thuốc, tình trạng này mới chấm dứt. Anh kiên quyết không đi khám lại vì cũng không sao, người khỏe hơn rồi.
Cách đây vài ngày, tôi lại được biết tới một trường hợp gần tương tự. Chẳng là, người này thấy trong người mệt, đuối sức nên lo lắng đi khám tổng quát. Lúc đọc kết quả, bác sĩ nghi ngờ anh bị tắc hẹp mạch vành nên có tư vấn anh đi khám tim mạch chuyên sâu. Lo lắng, anh nhờ người quen mách bảo nên tìm tới một vị giáo sư đầu ngành về tim mạch. Chụp chiếu nội mạch, vị giáo sư phát hiện người này bị tắc hẹp mạch vành, nhiều đoạn đã tắc hẹp tới 80% và có một đoạn cầu cơ mạch vành, cần phải phẫu thuật bắc cầu. Bởi sợ phẫu thuật, người này có đề nghị được dùng thuốc trước và được vị giáo sư kê đơn. Điều đáng nói là, khi mang đơn thuốc ra hiệu mua, người này được người dược sĩ bán hàng cảnh báo rằng có một thuốc đang bị kê quá liều, thay vì 1-2v/ngày thì người này được kê 8v/ngày. Dù được cảnh báo nếu uống với liều này thì có thể có tác dụng phụ nhưng vẫn uống, vừa uống vừa lo, bởi tác dụng phụ tới nhanh quá. Lo lắng, anh đem đơn thuốc đi hỏi một vị giáo sư khác mà được người này khuyên, uống thêm 2 loại nữa – hàng nhập ngoại, để cải thiện bệnh. Lại nhờ mối quen biết, người này biết rằng, hai loại mà vị giáo sư mách là thực phẩm chức năng có tác dụng với hoạt huyết, thông mạch, làm tan cục máu đông, làm sạch lòng mạch, vân vân và vân vân. Tin tưởng uống kết hợp cả hai đơn hơn 1,5 tháng, không chịu nổi những tác dụng phụ của thuốc nữa, mà ngực vẫn tức, vẫn mệt, người này lại nhờ mối tìm người tư vấn điều trị.
Chưa kịp hỏi thăm người này, tôi lại đọc được bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu viết trên trang cá nhân về những bất cập của việc dùng thuốc của người bệnh.
PGS.TS Lân Hiếu viết:
Đọc đến đây, tôi như nhìn thấy hai trường hợp mà tôi gặp phải trong thời gian vừa rồi. Một người thì tiếc thuốc, muốn phòng ngừa nên tự dưng “mang mệt”. Một người thì tin tưởng vào những vị giáo sư đầu ngành nên phải chịu tác dụng phụ. Và hóa ra, những trường hợp như vậy không hiếm. Cách đây không lâu, PGS.TS Lân Hiếu cũng đã từng lên tiếng cảnh báo về những trường hợp như thế này.
PGS.TS Lân Hiếu viết:
Ông cũng lên tiếng cảnh báo, nếu người bệnh không chia sẻ đủ thông tin của việc dùng thuốc hoặc các đơn thuốc song song với các bác sĩ thì “sẽ xảy ra 3 trường hợp nguy hiểm.
Điều PGS.TS Lân Hiếu nói hoàn toàn trùng khớp với trường hợp tôi biết. Đọc đơn thuốc vị giáo sư đầu ngành kê cho người này mới thấy, đơn thuốc của anh có 2 loại song song. Ví dụ như thuốc hạ áp thì có 1 loại tác dụng nhanh và 1 loại tác dụng chậm. Và cái loại tác dụng nhanh còn được kê “quá liều” như người dược sĩ bán thuốc cho người này cảnh báo.
Vậy nhưng, dù được cảnh báo, người này cũng đã dùng thuốc được hơn tháng, chịu nhiều tác dụng không mong muốn. Người này có hỏi, nên như thế nào và có vẻ như không muốn quay lại khám vị giáo sư đầu ngành kia nữa. Ai cũng sẽ khuyên anh rằng, bỏ hết đơn thuốc cũ, quay lại khám từ đầu, thậm chí là đi khám theo chương trình BHYT mà anh có. Bởi từ cơ sở khám sức khỏe định kỳ ban đầu, dựa trên những xét nghiệm tổng thể, các bác sĩ có thể cho anh lời tư vấn tốt nhất.
Điều này cũng hoàn toàn trùng hợp với lời khuyên mà PGS.TS Lân Hiếu đưa ra.
Bình luận của bạn