Khi “kim cương, vàng” chưa được coi trọng

Cứu sống bệnh nhân bị tai nạn lao động nặng

Miễn viện phí cho người bị tai nạn xe khách tại Lào Cai

Người đàn ông có bàn chân voi sau khi bị tai nạn

"Xe ô tô điên" gây tai nạn liên hoàn trên đường Hà Nội

Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông

CSGT thành nhân viên y tế?

Mới đây, 500 chiến sỹ cảnh sát làm công tác tuần tra kiểm soát và chỉ huy, điều khiển giao thông tại Hà Nội đã được tham gia lớp tập huấn các tình huống sơ cứu, cấp cứu hiện trường.

Những kỹ năng cấp cứu say nắng, sơ cấp cứu người bị TNGT (gãy xương, xử lý vết thương phần mềm chảy máu…) hay thậm chí là kỹ năng xử lý tình huống các sản phụ chuyển dạ, đẻ rơi trên đường đã được tập huấn, trang bị cho các chiến sỹ.

 


CSGT là một trong những lực lượng tham gia sơ cấp cứu đầu tiên

 

 

Theo chia sẻ của đại diện Ban Tổ chức lớp học, “đây là khóa tập huấn giúp cho CSGT có thêm nhiều kỹ năng, kiến thức để xử lý hiệu quả, nhanh chóng những tình huống nảy sinh; không chỉ đảm bảo an toàn giao thông mà còn hỗ trợ, cứu giúp người dân khi gặp khó khăn, sự cố” và đây đều là các tình huống mà lực lượng “CSGT sẽ là một trong những lực lượng tham gia đầu tiên”.

Dưới 10% nạn nhân được sơ cứu tại chỗ

 

 

Theo thống kê của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế được công bố tại Hội nghị Quốc tế về Y học Cấp cứu năm 2014 thì chỉ có 2,1% bệnh nhân được sơ cứu trước khi chuyển đến Khoa Cấp cứu bệnh viện (số liệu năm 2008). Trong số được sơ cấp cứu, có tới 79,49% thuộc diện “sơ cấp cứu không hiệu quả”.

Còn theo thống kê của Phân hội Cấp cứu Việt Nam, hệ thống hỗ trợ cấp cứu trước viện (115) chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Trong số 60 bệnh viện ở phía Bắc, mới có 21,6% có khoa Cấp cứu.

 


Nhiều vụ TNGT thêm thảm khốc vì sơ cấp cứu không hiệu quả

 

Khu vực đô thị đã vậy, tại vùng nông thôn và khu vực cận thành thị, thực trạng sơ cấp cứu trước viện còn thảm hại hơn. Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng trên 50 nghìn nạn nhân bị TNGT cần phải cấp cứu, nhưng chưa đầy 10% trong số đó được sơ, cấp cứu ban đầu đúng cách.

Thời gian kể từ khi xảy ra tai nạn đến khi nạn nhân được chuyển đến bệnh viện kéo dài hơn nhiều so với “thời gian kim cương” hay “thời gian vàng” cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác cấp cứu.

“Kim cương, vàng” chưa được coi trọng đúng mức

Theo Đề án Tổ chức cấp cứu TNGT trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt trong năm 2013, mục tiêu đến năm 2015, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có mạng đường bộ cao tốc đi qua phải có hệ thống cấp cứu 115 đủ điều kiện về nhân lực và trang thiết bị theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và các bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có mạng đường bộ cao tốc đi qua có năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông;

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thống kê của ngành y tế cho thấy, mới chỉ có vài chục trạm sơ cấp cứu đều trong tình trạng hết sức nghèo nàn. Không chỉ thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn của các nhân viên y tế còn hạn chế. Thậm chí, ở nhiều trạm sơ cấp cứu hiện nay, có rất nhiều bác sỹ, y tá tham gia dưới hình thức tình nguyện.

 


Chất lượng bác sĩ, y tá tham gia sơ cứu (nguồn: Phân hội Cấp cứu Việt Nam)


Kết quả “kiểm tra chất lượng” các bác sĩ, y tá tham gia sơ cấp cứu của Phân hội Cấp cứu Việt Nam cho thấy, chỉ có 5% đạt trên mức khá, thậm chí gần 1 nửa là chưa đạt yêu cầu.

 

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế thừa nhận: "Số trạm cấp cứu trên các tuyến quốc lộ, có lẽ là chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay với việc các vụ TNGT duy trì ở mức cao. Các sở y tế, có cơ sở gần đường quốc lộ, có cơ sở xa đường quốc lộ và đặc biệt, kỹ năng cơ cấp cứu của các nhân viên y tế tại các trạm này chưa được cao."

Nói cách khác, “kim cương, vàng” chưa được ngành y coi trọng đúng mức.

nhattd
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý