Khi nào nên tập cho bé bỏ núm vú giả?

Dùng núm vú giả có hại cho răng và tai của bé

Núm vú giả gây nghẹt thở cho trẻ

Có nên cho trẻ nhỏ ngủ chung với bố mẹ?

Giấc ngủ ngắn quan trọng với trẻ như thế nào?

Infographic: Sữa mẹ có các lợi ích lâu dài gì với trẻ nhỏ?

Một số bác sỹ cho rằng, từ 6 – 12 tháng là thời điểm thích hợp để cai núm vú giả cho bé, đặc biệt là nếu bé dễ bị nhiễm trùng tai.

Học viện Nhi khoa Mỹ và Học viện Bác sỹ Gia đình Mỹ đề nghị hạn chế hoặc ngừng sử dụng núm vú giả khi bé được 6 tháng tuổi để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Bởi, các nhà khoa học nhận thấy, sử dụng núm vú giả có liên quan đến sự gia tăng nhiễm trùng tai, đặc biệt là ở trẻ 2 – 3 tuổi.

Theo các nhà khoa học dùng núm vú giả có thể cho phép vi khuẩn dễ xâm nhập từ chất tiết trong mũi vào tai giữa gây nhiễm trùng tai.

Nhưng thật khó để ngay lập tức bắt trẻ bỏ núm ti giả. Nhiều trẻ dùng núm vú giả cho đến khi biết đi, thậm chí cả khi đi học mầm non. Dường như, chúng chỉ bỏ núm vú giả khi được 2 – 4 tuổi.

Đối với những trẻ này, núm vú giả giúp các bé giảm căng thẳng, thích nghi với những tình huống mới hoặc những thử thách mới. Nếu con bạn cảm thấy thoải mái với núm vú giả, bạn có thể cho bé tiếp tục sử dụng lâu hơn.

Nhưng nếu bé không có biểu hiện muốn bỏ núm vú giả, bạn có thể cần phải tập cho bé bỏ núm vú giả khi bé được 3 hay 4 tuổi. Bởi, dùng núm vú giả lâu dài có hại cho răng của bé, ví dụ như có thể làm răng hàm trên của bé hướng về phía môi.

Không có bằng chứng nào cho thấy núm vú giả làm hỏng răng sữa – chúng thường dịch chuyển trở lại vị trí cũ sau vài tháng không dùng núm vú giả. Mối quan tâm lớn nhất là răng vĩnh viễn, bắt đầu khi trẻ được 4 – 6 tuổi. Khi cho bé đi khám răng, bạn nên nói với nha sỹ về việc bé có dùng núm vú giả hay không.

Khi bé ngậm núm ti giả đã trở thành thói quen sẽ rất khó bỏ

Ngay cả khi con bạn không gặp vấn đề gì với nhiễm trùng tai và nha sỹ không tìm thấy bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra với răng miệng của bé, bạn vẫn nên cho bé bỏ núm vú giả. Bởi, nếu bé ngậm núm vú giả thành thói quen sẽ rất khó phá bỏ.

Một số chuyên gia còn cho rằng ngậm núm vú giả có thể cản trở phát triển khả năng nói. Nếu bé thường ngậm núm vú giả trong miệng, bé có thể ít nói chuyện, hoặc núm vú giả có thể bóp méo lời nói của bé.

Đừng bắt bé phải bỏ núm vú giả ngay lập tức, hãy cai cho bé dần dần. Nhiều bậc cha mẹ tập cho bé bỏ núm vú giả bằng cách hạn chế sử dụng ban ngày, sau đó bỏ dần dần vào ban đêm. Bắt đầu một thói quen mới trước khi đi ngủ có thể sẽ giúp bé quên đi núm vú giả. 

An An H+ (Theo babycenter)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ