Khô mũi kéo dài có thể khiến bạn bị chảy máu mũi
Bạn đã biết cách dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi đúng cách?
Tuyệt chiêu trị ngạt mũi khó thở cho bé khi ngủ
Chăm sóc bé bị ngạt mũi, khó thở như thế nào?
Vì sao bé chảy máu mũi khi trời lạnh?
Khô mũi là tình trạng các màng nhầy trong mũi bị khô. Khô mũi không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị sớm, nó có thể gây ra nhức đầu, viêm xoang, khó thở. Hơn nữa, nếu tình trạng khô mũi kéo dài, người bệnh có thể bị chảy máu mũi. Việc sử dụng điều hòa không khí có thể làm trầm trọng thêm khô mũi. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp điều trị khô mũi mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Uống đủ nước
Một trong những cách đơn giản để hạn chế khô mũi là uống đủ nước. Tuy nhiên bạn nên hạn chế uống nước trước và ngay sau khi ăn vì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa tự nhiên của cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế khô mũi
Sử dụng một số loại dầu để bôi vào mũi
Một số loại dầu như dầu mè, dầu dừa, dầu olive có thể có hiệu quả trong việc điều trị khô mũi. Bạn có thể dùng các loại dầu này thoa vào lớp màng nhầy của mũi để giảm khô mũi.
Tắm nước ấm hoặc xông hơi
Tắm nước ấm và xông hơi đều đặn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp loại bỏ tình trạng khô mũi.
Tắm nước ấm và xông hơi giúp cung cấp độ ẩm cho mũi
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí khô chính là nguyên nhân chính gây khô mũi và làm cho mũi của bạn bị tắc nghẽn. Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp mũi của bạn không còn bị khô và hoạt động tốt hơn.
Xịt nước muối
Bạn có thể xịt rửa mũi 1 lần/1 ngày bằng nước muối sinh lý để hạn chế khô mũi.
Sử dụng bình xịt nước muối giúp giảm ngạt mũi và khô mũi.
Hỏi ý kiến của bác sỹ
Mũi khô có thể là biểu hiện của sự mất cân bằng hormone, đặc biệt ở phụ nữ. Nó cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Do vậy nếu bị khô mũi kéo dài, bạn nên đến khám bác sỹ.
Bình luận của bạn