Sống chung với dịch COVID-19 là điều không nên nghĩ tới

Không thể sống chung với dịch COVID-19 vì những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh với sức khỏe - Ảnh - Nhandan

Nhiều tỉnh phát hiện hàng loạt ca nhiễm trong cộng đồng

EURO mùa COVID-19, vaccine và sự mong manh của khái niệm “an toàn”

Hà Nội phát hiện ca COVID-19 trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây

Thí điểm rút ngắn thời gian cách ly

Theo Thanhnien, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Trí Dũng trong bài phát biểu mới đây đã cho rằng TP.HCM cần tính đến phương án sống chung với dịch COVID-19, ưu tiên bảo vệ các nhóm nguy cơ, có bệnh lý nền.

Thông tin này được đưa ra trong buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều 25/6. Căn cứ vào các số liệu như hiện 68% số ca bệnh không có triệu chứng, so với giai đoạn đầu phát hiện chuỗi lẫy nhiễm từ nhóm tôn giáo trên địa bàn thành phố. Khi đó, có 68% ca bệnh có triệu chứng, bây giờ thì đảo ngược lại. Trong đó, có 1,3% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nặng, phải cần hỗ trợ hô hấp.

Điều này chỉ ra rằng các ca bệnh hiện nay đều có triệu chứng nhẹ và nếu không đi khám thì sẽ rất khó phát hiện và bị bỏ qua. Vì thế, theo ông Dũng, TP.HCM cũng cần tính đến phương án 'sống chung' với dịch bệnh, cần bảo vệ những nhóm đối tượng có nguy cơ, có bệnh nền, ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 và áp dụng các biện pháp phòng ngừa; còn những đối tượng khác có thể coi là mắc cúm.

Tuy nhiên, theo TS.BS Lê Tuấn Thành, cựu chuyên gia tim mạch của Viện Tim mạch Quốc gia, đề xuất này của Giám đốc HCDC là rất khó có cơ sở thực hiện được. Ông Thành khẳng định: COVID19 gây những hậu quả lâu dài do các tổn thương tim phổi và dẫn tới giảm sức lao động và chất lượng sống.

Theo TS.BS Lê Tuấn Thành, các hậu quả này được giới khoa học tạm gọi là Hội chứng Hậu COVID19. Hội chứng này là có thật và có tác động lâu dài của COVID-19 đối với cơ thể của chúng ta.

Ông cho biết: “Tôi xin tổng hợp một số hậu quả đã được chứng minh. Bên cạnh các tổn thương phế nang, nhu mô phổi và đường thở, một phân tích gộp được công bố tháng 3/2021 khẳng định có đến 79% số bệnh nhân đã âm tính với COVID-19 nhưng vẫn tìm thấy các tổn thương tim khác nhau, trong đó có viêm cơ tim mạn tính tự miễn (40.2%). Tỷ lệ này ở nghiên cứu gốc công bố trước đó (tháng 7/2020) là 60%. Nghiên cứu công bố tháng 2/2021 (1) cho thấy vẫn ghi nhận được tình trạng tăng Troponin T ở 32% bệnh nhân COVID-19 sau khi xuất viện 68 ngày. Một số trường hợp gây tổn thương và dị dạng phình mạch vành kiểu Kawasaki (bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính) cũng được phát hiện ở trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu tại Ý cho thấy có đến 87% người bệnh nhiễm COVID-19 tiếp tục có các triệu chứng sau 60 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Hơn 50% người bệnh vẫn tiếp tục cảm thấy mệt mỏi sau 10 tuần, 60% người bệnh nhiễm COVID-19 thể nhẹ và 72% người bệnh thể nặng sau 4-8 tuần xuất viện vẫn tiếp tục bị các triệu chứng tim phổi như thở nông, đau ngực, ho khan.

Một nghiên cứu tại Trung Quốc chỉ ra chức năng thông khí của phổi kém khi đo spirometry ở hơn 50% trường hợp đã xuất viện 30 ngày. Kết quả này cho thấy tác động của COVID-19 đến đường thở là rõ rệt. Một nghiên cứu khác tại Đức cho thấy có bằng chứng tổn thương tim có thể liên quan tới COVID-19 ở 72% các trường hợp nhiễm COVID-19 sau 2-3 tháng, đặc biệt có tới 60% xác định có viêm cơ tim. Các triệu chứng thần kinh phổ biến sau 3 tháng bao gồm: đau đầu, giảm cảm giác (thị giác, nghe, nếm, ngửi, xúc giác bàn tay), di chuyển khó khăn, rùng mình, giảm trí nhớ, giảm nhận thức”.

TS.BS Lê Tuấn Thành nhấn mạnh: “Các nhà khoa học chúng tôi tiếp tục cảnh báo tuyệt đối không thỏa hiệp với virus SARS-COV-2, “sống chung” với dịch bệnh để có miễn dịch cộng đồng sau nhiễm bệnh cùng với vaccine. Hành động đó chưa thể lường hết được hậu quả lâu dài tới nhiều quần thể người khác nhau trên thế giới, trong đó có người Việt Nam. Cần tiếp tục kiên định với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai tiêm vaccine thần tốc và duy trì “5K”.

Đức Bình H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn