Hội thảo đánh dấu hành trình 10 năm nghiên cứu đưa Empagliflozin trở thành giải pháp tiên phong bảo vệ tối ưu bệnh nhân Tim mạch - Thận - Chuyển hóa.
Empagliflozin làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân suy tim
Hy vọng mới cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính
Bệnh lý Tim mạch - Thận - Chuyển hóa là thách thức lớn của y tế hiện đại
Áp lực của hệ thống y tế: Bộ 3 Tim mạch - Thận - Chuyển hóa
Thông tin được chia sẻ tại chuỗi hội thảo khoa học với chủ đề: “Tiên phong bảo vệ tối ưu tim mạch – thận – chuyển hóa: Mỗi quyết định kịp thời – nhiều cuộc đời được bảo vệ”. Sự kiện diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM, do Boehringer Ingelheim đã phối hợp cùng các hội chuyên ngành tổ chức, quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch, thận, nội tiết và thu hút hơn 1.000 bác sĩ, dược sĩ tham dự.
Hội thảo đồng thời đánh dấu hành trình 10 năm kể từ nghiên cứu EMPA-REG OUTCOME được công bố trên toàn cầu - cột mốc quan trọng đưa Empagliflozin trở thành giải pháp tiên phong, giúp thay đổi cách tiếp cận trong các bệnh lý tim mạch, thận, chuyển hóa. Đây được xem là bước ngoặt trong hành trình nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu bệnh nhân.
Tại Việt Nam, đái tháo đường đang dần trở thành vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng, với khoảng 30% người trưởng thành trong độ tuổi 35–59 mắc bệnh. Dự báo đến năm 2030, căn bệnh này sẽ nằm trong nhóm 7 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật. Tổng chi phí điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam hiện vượt hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó 70% là để giải quyết các biến chứng.

Các đại biểu, chuyên gia đầu ngành chia sẻ tại chuỗi hội thảo
Bên cạnh đó, bệnh tim mạch tiếp tục là nguyên nhân tử vong số một, trong khi bệnh thận và đái tháo đường cũng góp mặt trong nhóm bốn nguyên nhân hàng đầu làm tăng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Mối liên hệ giữa tim - thận - chuyển hóa không chỉ là vấn đề tương quan bệnh lý, mà còn tác động rõ rệt đến tuổi thọ. Một người mắc đái tháo đường có thể mất trung bình 6 năm sống khỏe mạnh và con số này có thể lên tới 11 năm nếu kèm thêm bệnh thận mạn và các biến cố tim mạch như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Năm 2019, cả nước ghi nhận khoảng 10 triệu ca bệnh thận, với hơn 21.000 ca tử vong. Chi phí lọc máu đã lên đến 4.000 tỷ đồng và với 5.500 máy chạy thận hiện nay chỉ đáp ứng 30% nhu cầu của bệnh nhân bệnh thận mạn. Đến năm 2021, bệnh thận mạn đã trở thành nguyên nhân tử vong đứng thứ bảy, và theo dự báo, đến năm 2040 có thể vươn lên vị trí thứ năm nếu không có giải pháp can thiệp hiệu quả .
Các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh thận mạn nhưng điều đáng lo ngại là việc chẩn đoán sớm vẫn còn nhiều hạn chế. Gần 51% bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị bỏ sót chẩn đoán bệnh thận. Tỷ lệ này lên đến 68% ở các nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có kèm suy tim hoặc bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Những con số này cho thấy sự cần thiết của việc tầm soát sớm và điều trị chủ động bệnh thận mạn trong cộng đồng có nguy cơ cao.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành đã nhìn lại hành trình 10 năm ứng dụng empagliflozin – hoạt chất thuộc nhóm ức chế SGLT2 – trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam. Từ mục tiêu ban đầu kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, empagliflozin đã mở rộng hiệu quả trong điều trị suy tim và bệnh thận mạn, đồng thời chứng minh lợi ích vượt trội khi can thiệp sớm và tiếp cận điều trị đa chuyên khoa.

GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam nhấn mạnh nghiên cứu bản lề EMPA-REG OUTCOME là cú hích làm thay đổi hàng loạt khuyến cáo trong điều trị các bệnh lý tim mạch, thận, chuyển hóa. Empagliflozin là SGLT2i đầu tiên tại Việt Nam có chỉ định giảm 38% nguy cơ tử vong tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 có kèm bệnh tim mạch, bên cạnh đó còn chứng minh giảm 35% nguy cơ nhập viện vì suy tim.
Trong quản lý bệnh thận mạn, PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng bộ môn Nội tổng hợp, đại học Y Hà Nội cũng khẳng định vai trò của Empagliflozin trong bảo vệ thận trên phổ rộng bệnh nhân và giúp trì hoãn đến 26.6 năm đến khi điều trị thay thế thận.
Từ góc nhìn quốc tế, GS. Piotr Ponikowski, Cựu Chủ tịch Hội Tim mạch Ba Lan, đặc biệt nhấn mạnh hiệu quả lâm sàng của Empagliflozin trên bệnh nhân đái tháo đường kèm bệnh tim mạch, giúp giảm biến chứng, cải thiện diễn tiến bệnh trở nặng và giúp tăng chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, Empagliflozin cũng là hoạt chất đầu tiên được phê duyệt chỉ định điều trị cho bệnh nhân suy tim bất kể phân suất tống máu với phổ rộng.

GS. Piotr Ponikowski, Cựu Chủ tịch Hội Tim mạch Ba Lan phát biểu
TS.DS. Nguyễn Quốc Bình, đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy, nhận định: “Các bệnh lý Tim mạch - Thận - Chuyển hóa đang là gánh nặng lớn đối với hệ thống y tế, cả ở Việt Nam và trên toàn cầu. Với hiệu quả đã được chứng minh và hiện diện trong các hướng dẫn điều trị uy tín toàn cầu và trong nước, Empagliflozin là một liệu pháp toàn diện, đơn giản, giúp bảo vệ tim, thận và chuyển hóa - phù hợp với phổ rộng bệnh nhân, từ đái tháo đường type 2 đến suy tim và bệnh thận mạn, giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt sức khỏe và đồng thời giúp giảm gánh nặng kinh tế lên hệ thống y tế.”
Tại Việt Nam, từ năm 2018 đến nay, theo ước tính, có hơn 461.000 bệnh nhân đã được điều trị bằng Empagliflozin, giải pháp này đã giúp cứu sống hơn 21.600 người mỗi năm, ngăn ngừa hơn 17.000 ca tử vong do tim mạch, 67.000 biến cố thận và hơn 2,6 triệu ca nhập viện, từ đó tiết kiệm cho hệ thống y tế khoảng 588 tỷ đồng chi phí lọc máu.
Bình luận của bạn