Sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19 cần chú ý các dấu hiệu, phản ứng của cơ thể - Ảnh: VGP
Bộ Y tế hướng dẫn khám sàng lọc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế triển khai chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất lịch sử thế nào?
Việt Nam hợp tác sản xuất vaccine COVID-19 với Cuba
Thủ tướng: Khó mấy cũng phải sản xuất bằng được vaccine COVID-19
Theo suckhoedoisong.vn, tính cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã hoàn thành 2 đợt tiêm chủng, đã tiêm được gần 2,5 triệu mũi. Trong số người đã tiêm, khoảng 14 - 20% có phản ứng sau tiêm, tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các chuyên gia đã khuyến cáo những phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm vaccine COVID-19 là luôn luôn có, thậm chí trên thế giới và cả Việt Nam đã xuất hiện những ca tử vong sau tiêm. Để tránh gặp phải những điều không mong muốn như vậy, người được tiêm cần lưu ý đến các biểu hiện của cơ thể để có phương án xử lý kịp thời.
Theo thông tin từ PGS Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc BV Bạch Mai, ở Việt Nam vẫn chưa xảy ra hiện tượng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 như một số quốc gia khác. Tuy nhiên lại có không ít những hiện tượng như đau, sốt, mỏi mệt hay sốc phản vệ.
Hiện Bộ Y tế đang kết hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ TT&TT… để mở một chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành phác đồ hướng dẫn người đến tiêm, cán bộ y tế tiêm vaccine theo dõi phản ứng phụ sau tiêm từ 1-4 tuần.
PGS Đào Xuân Cơ khuyến cáo trong khoảng 1- 4 tuần sau tiêm, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn nếu phát hiện ra những dấu hiệu sau:
1. Phù chân, phù tay, phù dai dẳng.
2. Tức ngực, khó thở.
3. Đau bụng dai dẳng không tìm thấy nguyên nhân.
4. Nôn ói, đau đầu, nhìn mờ, thậm chí co giật, liệt nửa người.
Ông cũng cho biết việc uống thuốc chống dị ứng trước khi đi tiêm để phòng nguy cơ sốc phản vệ, hay việc uống aspirin phòng biến chứng đông máu sau tiêm là không nên, không có tác dụng.
Bên cạnh đó, để cơ thể và khỏe mạnh trở lại sau khi tiêm vaccine COVID-19, người được tiêm phòng ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh theo lời khuyên sau.
Thực phẩm nên ăn
Cá
Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn ít nhất 3 lần/tuần.
Nên sử dụng thực phẩm giàu vitamin A như Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá… để tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin C, E (đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm), D (Cá, trứng, sữa…) cũng cần bổ sung giúp bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thực phẩm giàu kẽm như Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt… có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành. Bổ sung nước, nước hoa quả vì người tiêm vaccine COVID -19 thường có các dấu hiệu đau sốt. Nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống.
Thực phẩm nên tránh
Tránh uống rượu sau khi tiêm vaccine COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước, suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng. Tránh dùng thức ăn nhanh, đồ chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.
Bình luận của bạn