Kiểm soát dịch sởi ở Việt Nam dưới cái nhìn WHO

Cơ bản kiểm soát hai ổ dịch sởi ở Hòa Bình, Sơn La

Nỗ lực khống chế ổ dịch sởi tại Hòa Bình

Dịch sởi đang được đẩy lùi

Dịch sởi ở Hà Nội: "Giảm nhiệt" nhưng không thể chủ quan

Ngày 25/4/2014, Nguyễn Thị Thanh Thủy đang chăm sóc con trai hai tuổi tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Giống như 40 đứa trẻ khác trong đơn vị, con trai của Thúy có một nhiễm sởi nặng.

Các bác sỹ tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang căng mình điều trị cho các bệnh nhi. Ảnh: WHO


Từ đầu năm 2014, Việt Nam đã báo cáo hơn 3.500 xác nhận nhiễm bệnh sởi. Hơn 86% số người nhiễm chưa được chủng ngừa hoặc tình trạng tiêm chủng của họ là không rõ.

Tại Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chữa trị cho hơn 1.280 bệnh nhân sởi và hơn 100 trẻ em đã chết vì biến chứng sởi. Trong đó, một nửa số trẻ em ít hơn chín tháng tuổi.

Sởi vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Một căn bệnh rất dễ lây. Nó tấn công trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc dưới tuổi tiêm chủng. Trẻ em có bệnh tiềm ẩn hoặc bị suy dinh dưỡng đặc biệt dễ bị tổn thương nếu bị nhiễm sởi và có thể chết vì viêm phổi, tiêu chảy và viêm não.

Phản ứng của Bộ Y tế

Khi số lượng bệnh nhi nhiễm sởi gia tăng, các bác sỹ và y tá đang làm việc suốt ngày đêm để điều trị các trường hợp nghiêm trọng nhất và để giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Bộ Y tế Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng, huy động toàn bộ hệ thống y tế của mình để kiểm soát nhiễm trùng bệnh sởi, điều trị bệnh nhân và tiêm chủng cho trẻ em có nguy cơ.

Nhiều phụ huynh không cho con đi tiêm phòng sởi bởi lo sợ các biến chứng từ vaccine. Ảnh: WHO


Các bệnh viện và cơ sở y tế đã bổ sung nhân viên và thiết bị, cũng như cung cấp, tiêm bổ sung vaccine sởi cho những trẻ đã bỏ lỡ liều thường xuyên.

"Trong 10 năm làm việc ở đây, tôi chưa gặp tình trạng nhiều trẻ em mắc bệnh sởi đến vậy", Tiến sỹ Phan Hữu Phúc - người đang điều trị các trường hợp nghiêm trọng nhất tại Bệnh viện Nhi Trung ương. "Tại thời điểm này, ICU và khoa lây nhiễm đã quá đông trẻ em nhiễm sởi. Chúng tôi đã nhanh chóng huy động tất cả các nguồn lực để điều trị cho các bệnh nhi. Nó cho phép chúng tôi điều trị các bệnh nhi từ trung bình đến những trường hợp nặng, đặc biệt là những người có suy hô hấp cấp và phải dùng máy thở", TS. Phúc nói.

Vaccine sởi: An toàn và hiệu quả

Trước khi sự ra đời của vaccine sởi vào năm 1980, hơn 100.000 trường hợp được báo cáo hàng năm tại Việt Nam. Đến năm 1988, tỷ lệ tiêm chủng sởi ở mức 90% đã làm giảm đáng kể các trường hợp bệnh sởi đến dưới 10.000 mỗi năm nhưng không đủ tiến tới xoá bỏ hoàn toàn. Một quốc gia cần đảm bảo rằng ít nhất 95% trẻ em nhận được hai liều vaccine để ngăn chặn dịch.

"Tiêm chủng là rất quan trọng để làm giảm tử vong trẻ em tại Việt Nam", TS. Takeshi Kasai cho biết. "Tỷ lệ tiêm vaccine sởi cao sẽ ngăn chặn bệnh lây lan và sẽ phá vỡ tính chu kỳ của các trường hợp sởi gần đây nhất".

Nguyễn Thị Thanh Thủy cho biết, một năm trước, cô quyết định không tiêm chủng con trai của mình chống lại bệnh sởi. Như nhiều phụ huynh khác ở Việt Nam, cô đã đọc các bài viết trên các phương tiện truyền thông về tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả cái chết, và một số suy đoán có liên quan đến tiêm chủng.

Vaccine sởi được WHO đánh giá là an toàn, hiệu quả và không tốn kém. Ảnh: Nhóm bác sỹ trong khoa điều trị tích cực thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương


"Tôi sợ các tác dụng phụ của vaccine nên tôi quyết định không đưa con trai đi tiềm phòng. Bây giờ tôi đã học được bài học của mình", Thủy nói, "và tôi đã nói với bạn bè mình để họ đưa con cái của họ đi tiêm phòng để bọn trẻ không phải chịu đau khổ như con trai của tôi hiện nay".

Trên toàn cầu, vaccine sởi đã được sử dụng trong 50 năm. Nó là an toàn, hiệu quả, không tốn kém và đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm số ca tử vong của bệnh sởi trên toàn thế giới. Trong 15 năm qua, với sự hỗ trợ của WHO, Quỹ Liên Hiệp Quốc và UNICEF, Việt Nam cam kết giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi bùng phát và đã định kỳ tiến hành chiến dịch tiêm phòng sởi cho trẻ em trong độ tuổi từ chín tháng và 10 tuổi, bao gồm cả liều thứ hai thường xuyên, trong một nỗ lực để đảm bảo khả năng miễn dịch đầy đủ.

Việt Nam cung cấp vaccine sởi sản xuất trong nước cho tất cả các trẻ em hội đủ điều kiện, miễn phí từ năm 2011. Chiến dịch tiêm phòng sởi quốc gia và chiến dịch tiêm phòng rubella cho trẻ em từ 9 tháng và 14 tuổi được lên kế hoạch vào cuối năm nay.

Thực tế, trong vài tuần qua, mọi người đã đổ xô cho con cái đi tiêm chủng phòng bệnh sởi. "Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng hầu hết mọi người có thể làm để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng", TS Takeshi Kasai giải thích. "Chương trình tiêm chủng thành công giống như các xã hội thành công. Nó phụ thuộc vào sự hợp tác của mỗi cá nhân để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả xã hội".

Khẩu hiệu cho Tuần Tiêm chủng Thế giới năm 2014 là "Miễn dịch cho một tương lai khỏe mạnh: Biết, Kiểm tra, Bảo vệ". WHO khuyến khích các gia đình để tìm hiểu thêm về bệnh, phòng ngừa bằng vaccine và kiểm tra sức khỏe định kỳ để được bảo vệ an toàn trước các dịch bệnh lây nhiễm.

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý