42.000 trẻ "thoát" tử vong do bệnh dịch

Tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ giảm nguy cơ tử vong (Ảnh: Medlatec)

Bị mưng mủ sau khi tiêm phòng lao có sao không?

Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm những mũi nào?

Người dân không còn "ngại" vaccine miễn phí

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, tất cả các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đều được cung cấp miễn phí, không có tình trạng thiếu nguồn cung, tại tất cả các trung tâm y tế trên toàn quốc. 

Trong những tháng vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc giám sát chiến dịch tiêm vaccine sởi và rubella cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi.

Ghi nhận từ các đoàn giám sát quốc gia cho thấy không phải tất cả các bậc cha mẹ/người giám hộ trẻ đều đưa trẻ đi tiêm chủng, mặc dù vaccine sởi rubella và các loại vaccine khác đều được cung cấp đầy đủ tại tất cả các trung tâm y tế trên toàn quốc. 

Với việc trì hoãn đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc không tuân thủ lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng, các bậc phụ huynh đã đặt con mình và cộng đồng vào nguy cơ nghiêm trọng bị mắc bệnh. Tiêm chủng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em không mắc phải các bệnh như sởi, rubella và ho gà.

WHO và UNICEF khuyến cáo tất cả các bậc cha mẹ/người giám hộ trẻ nên kiểm tra lại sổ tiêm chủng của con em mình để đảm bảo rằng các mũi tiêm của trẻ được cập nhật một cách đầy đủ và tuân thủ chặt chẽ lịch tiêm chủng quốc gia mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào.

Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cung cấp miễn phí 12 lại vaccine phòng bệnh cho tất cả trẻ em Việt Nam. Trong 25 năm qua, vaccine đã bảo vệ 6,7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn ngừa 42.000 trẻ tử vong khỏi các bệnh dịch có thể gây tử vong như bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt.

Vaccine sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn và được kiểm soát bởi hệ thống quản lý vaccine quốc gia. Tất cả các loại vaccine này đều được kiểm tra chất lượng theo một quy trình chặt chẽ từ khâu sản xuất đến phân phối. WHO và UNICEF hỗ trợ hệ thống quản lý vaccine quốc gia trong việc rà soát kết quả thử nghiệm lâm sàng, quy trình sản xuất, cơ sở sản xuất và kiểm tra chất lượng vaccine theo lô. 

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn