- Chuyên đề:
- Tiêm vaccine
Cần kiểm tra, theo dõi sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm chủng (Ảnh: Báo Hải Phòng)
Trẻ dễ mắc bệnh do không được tiêm chủng đúng lịch
Đưa con đi tiêm chủng là nghĩa vụ và tình thương của cha mẹ
Hơn 100 trẻ em Việt tử vong mỗi ngày vì không tiêm chủng
Mục sở thị điểm tiêm chủng Sởi-Rubella
Phản ứng sau tiêm chủng: Đừng quá hoang mang
Việc đầu tiên trước khi đưa con trẻ đi tiêm chủng, các bậc cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ đúng cách, đảm bảo chân tay trẻ đủ ấm, không để gió lùa khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp trời mưa phải đảm bảo trẻ không bị thấm nước mưa nhưng cũng không đùm trẻ quá kín bằng áo mưa, vải nilon dẫn đến không thoát được mồ hôi hoặc thiếu khí thở, đây là nguyên nhân trẻ dễ bị ngạt hoặc viêm phổi. Đối với trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản phổi, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đây là bệnh rất nguy hiểm dễ dẫn đến biến chứng nặng và gây tử vong.
Cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: Đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm. Đồng thời cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm chủng cho con mình.
Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.
Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ. Khi trẻ sốt cao, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vaccine và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái... các bậc cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
Những trường hợp không nên đưa trẻ đi tiêm vaccine khi trẻ: Đang sốt cao; Mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính; Bị viêm da mủ hoặc chàm ngoài da; Mắc bệnh mạn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch màng phổi... nhất là đang có bệnh ở thận như viêm thận mạn tính. Lưu ý kể cả khi trẻ vừa khỏi các bệnh nói trên đang trong thời kỳ hồi sức cũng không nên đưa trẻ đi tiêm chủng ngay.
Bình luận của bạn