Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
Tiêm nhầm nước cất cho 60 trẻ: Điều chuyển công tác cán bộ
60 trẻ mầm non bị tiêm nhầm vaccine bằng nước cất
Nhận diện các phản ứng sau tiêm vaccine
Hà Nội triển khai tiêm miễn phí vaccine Sởi - Rubella đợt 1
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh Sởi
PGS Trần Đắc Phu - Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết đây là sự việc lần đầu tiên xảy ra trong tiêm chủng mở rộng. Rất may đây là dung dịch hồi chỉnh nên không nguy hiểm. Nhân viên tiêm chủng đã nhầm ống dung dịch hồi chỉnh là vaccine mới nên tiêm cho trẻ. PGS Trần Đắc Phu Phu cho rằng việc tiêm luôn vaccine sởi-rubella không ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu.
Từ sự việc này, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường công tác an toàn tiêm chủng để đảm bảo chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng, đồng thời tập huấn cho tất cả cán bộ tiêm chủng, tham gia khám sàng lọc, sơ cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng, ông Phu cho biết.
Vaccine sởi – rubella phải được pha hồi chỉnh trước khi sử dụng, được đóng gói dưới dạng lọ thủy tinh 10 liều/lọ. Dung môi được đóng 5 ml/lọ.
Để tiếp tục triển khai tốt chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella trong thời gian tới, ông Phu cho biết, Bộ Y tế đã gửi công văn yêu cầu các địa phương tăng cường công tác an toàn tiêm chủng để đảm bảo chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em mà Bộ đã đưa ra.
Theo đó, với cán bộ tiêm chủng chưa được tập huấn và những cán bộ đã được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận từ 3 năm trở lên (kể cả ở các bệnh viện tuyến Trung ương) đều được tập huấn lại.
Cùng với đó các cán bộ tham gia khám sàng lọc, sơ cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng cũng được tập huấn để có thể sàng lọc, theo dõi, xác định chẩn đoán nguyên nhân, xử lý phản ứng sau tiêm chủng.
Sở Y tế phải cử cán bộ chuyên môn đã được tập huấn về khám sàng lọc, sơ cấp cứu khi có tai biến tham gia buổi tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
Bình luận của bạn