7 sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ sơ sinh

Nhiều thói quen chăm sóc của bố mẹ gây hại cho sức khỏe của bé

Chuẩn cân nặng, chiều cao của trẻ theo WHO

Trời lạnh "tiếp sức" cho bệnh hô hấp trên ở trẻ

Phòng bệnh tim mạch cho trẻ: Từ khi mang thai!

6 món ăn nhẹ giúp bạn ngủ ngon

1. Cho trẻ ăn nước xương hầm

Hiện nay, nhiều gia đình thường ninh xương cho trẻ ăn. Quan niệm, ăn xương, bổ xương không đúng đắn như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn nữa, ăn như vậy còn có hại bởi: lượng canxi từ xương rất ít, mà đó cũng là canxi vô cơ - không tốt cho sức khoẻ của trẻ. 

Bên cạnh đó, chất béo trong tủy xương ống là chất béo no khiến trẻ ăn vào bị đầy bụng, khó hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, bố mẹ nên dừng ngay việc cho trẻ ăn nước hầm từ xương bởi ăn như vậy không giúp bổ sung canxi mà còn làm trẻ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Nước hầm xương có nhiều dưỡng chất nhưng chúng không tốt cho hệ tiêu hóasức khỏe của trẻ nhỏ

2. Cho trẻ uống nhiều nước hoa quả

Nhiều bố mẹ cứ nghĩ nước ép hoa quả rất tốt cho trẻ nên thường ép trẻ uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên cho trẻ uống nhiều nước ép trái cây hàng ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Theo Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ uống quá nhiều nước hoa quả có thể phải đối mặt với chứng béo phì, sâu răng, tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa khác như đầy hơi và đau bụng.

3. Cho trẻ ngậm vú sữa khi ngủ

Bé dễ ngủ hơn khi đang ngậm vú sữa hoặc bình sữa và chính vì thế nhiều bố mẹ đã “lợi dụng” điều này để ru ngủ trẻ dễ hơn. Song điều đó sẽ gây hại cho răng của trẻ. Việc ngậm vú sữa khi ngủ làm cho răng của trẻ vàng và dễ bị sâu. 

Ngậm bình sữa có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại khiến răng bé dễ bị sâu

4. Để đèn điện quá sáng khi trẻ ngủ

Khoa học chứng minh rằng, trong bóng tối, trẻ sẽ dễ ngủ hơn bởi khi có ánh sáng vì ánh sáng ức chế sự tiết melatonin - một hormone tự nhiên giúp khiến trẻ buồn ngủ. Và khi bé ngủ, ánh sáng vẫn có thể xuyên qua mí mắt và bộ não của trẻ vẫn sẽ không sản xuất melatonin nếu nó bị lẫn lộn giữa ngày và đêm. Cơ thể ít tiết ra melatonin sẽ khiến trẻ khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ  mắt vẫn chưa thựa sự ổn định, ngủ với ánh đèn quá sáng có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng tỷ lệ cận thị có thể tăng đến 30%. 

5. Giữ đầu trẻ quá ấm

Đầu trẻ sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với trẻ mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non). Nhưng với trẻ khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não trẻ tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát  hô hấp.

6. Không giữ ấm cho bàn chân trẻ

Chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân có phần khó khăn hơn so với các bộ phận khác. Trong điều kiện nóng lạnh thất thường, đặc biệt là trời lạnh chân của trẻ càng dễ bị thương tổn hơn.

Nếu trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm.

7. Kê gối cao khi trẻ ngủ

Những chiếc gối cao sẽ ảnh hưởng đến xương sống của trẻ

Bố mẹ thường nghĩ, kê những chiếc gối cho trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ dễ chịu và ngủ ngon hơn, nhưng thực chất các trẻ không hề cần đến gối..

Xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau. Do đó khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, khiến khó hô hấp và nuốt thức ăn.

Cách tốt nhất là bố mẹ hãy gấp cái khăn xô tắm của trẻ làm 4, kê cho trẻ nằm vừa êm vừa thấm mồ hôi.  Ngoài ra, trẻ nhỏ ngủ rất hay ra mồ hôi ở đầu, lưng, gáy nên cho bé mặc thoáng mát và không đội mũ.


Trà My H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ