Phòng bệnh tim mạch cho trẻ: Từ khi mang thai!

Bà bầu tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ tim mạch ở trẻ

TPCN “kích thích mang thai” cho vợ chồng lớn tuổi

Mang thai, tăng bao nhiêu cân là đủ?

Bà bầu nên siêu âm bao nhiêu lần khi mang thai?

Ăn trứng ngỗng khi mang thai có tốt không?

Theo đó, ở những bà bầu siêng năng tập luyện thể dục, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ, con của họ sẽ có huyết áp bình thường khi lên 10. Điều này thậm chí đúng ở cả trẻ sinh nhẹ cân - vốn được chứng minh là dễ bị tăng huyết áp khi lớn lên.

Từ trước đến nay, các thai phụ thường được khuyến cáo không nên ngồi lì một chỗ mà cần phải vận động nhiều để giúp thai nhi được khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy việc tập thể dục có thể phòng tránh cho trẻ bị tăng huyết áp.

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy những trẻ sinh nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Giáo sư James Pivarnik - Đại học bang Michigan và cộng sự đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này: Tập thể dục! Một người mẹ có thể chất khỏe mạnh sẽ giúp con mình ổn định trong vấn đề tim mạch.

Bà bầu nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để phòng bệnh tim mạch cho con

“Chúng tôi đã theo dõi hồ sơ y tế của nhiều đứa trẻ trong suốt một thời gian dài và nhận ra rằng, nếu bà bầu không tích cực tập thể dục, con họ dễ bị tăng huyết áp về sau”, Giáo sư James Pivarnik cho biết. Các thai phụ trước nay vẫn được khuyên tập luyện thể dục dưới những hình thức nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, dưỡng sinh… Dù vậy, điều đó không có nghĩa tập càng nhiều càng tốt, chỉ nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, bà bầu hoạt động nhiều quá mức (khoảng một giờ hoạt động nặng mỗi ngày) lại dễ mắc chứng tiền sản giật, một triệu chứng có thể gây nguy hiểm chết người khi sinh con.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Sport Medicine and Physical Fitness.

Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch