Con số báo động về tình trạng suy thận ở Việt Nam

Số lượng bệnh nhân mắc suy thận hiện chiếm 6,73% dân số Việt Nam

Nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính do ô nhiễm không khí

Ù tai, đau lưng có phải bệnh thận hư?

Đi tiểu: Không nhịn được đâu!

Suy thận vì điều trị gout ở phòng khám Đông y Trung Quốc

Thông tin trên được TS.BS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thận thế giới với chủ đề "Thận khỏe cho mỗi người", ngày 12/3.

Số lượng bệnh nhân mắc suy thận hiện chiếm 6,73% dân số Việt Nam, trong đó, những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu chiếm 0,09% dân số và chỉ 10% trong số đó được lọc máu, 90% còn lại đều tử vong.

Có nhiều nguyên nhân gây suy thận. Trước đây, bệnh viêm cầu thận là bệnh lý chủ yếu gây ra suy thận thì nay có nhiều bệnh lý chuyển hóa là tác nhân gây suy thận như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong đó đặc biệt là do bệnh đái tháo đường gây ra. Trước đây chỉ có khoảng 4 - 6% suy thận do đái tháo đường thì nay lên đến 20%.

Trong đó, có nhóm bệnh là những người trẻ tuổi bất ngờ phát hiện suy thận do mắc các bệnh lý không được phát hiện, điển hình là tăng huyết áp. Vì thế, để phát hiện bệnh thận sớm cần đi khám sức khỏe định kỳ. Những người đã mắc bệnh thì cần tuân thủ điều trị để bệnh không tiến triển nặng hơn dẫn đến việc phải chạy thận nhân tạo, ghép thận.

Được biết, Khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai đang ứng dụng các phương pháp lọc máu tối ưu như lọc phân tử trung bình: Thẩm tách siêu lọc máu; Lọc máu hàng ngày và kéo dài đến ban đêm; Giảm viêm nhiễm: Hòa hợp sinh học và dịch lọc siêu tinh khiết; Điều khiển khối lượng máu để siêu lọc tốt; Tin học hóa trong thiết kế và điều khiển, tập trung tăng cường kiểm soát giá thành... nhằm hướng tới mục tiêu hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Thận là một bệnh có thể kiểm soát được và bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường nếu bệnh nhân được điều trị, kiểm soát tốt. Có những người suy thận điều trị nội khoa bằng thuốc hàng chục năm mới lên độ suy thận, thậm chí 20 năm mới bắt đầu phải bước vào lọc máu. Tại Bệnh viện Bạch Mai có bệnh nhân sau hơn 10 năm điều trị nội khoa, bước sang giai đoạn suy thận 3B, giai đoạn 4 phải chạy thận và vẫn khỏe mạnh sau 15 năm chạy thận.

TS.BS Nguyễn Hữu Dũng khuyến cáo, để phòng bệnh mọi người cần tuân thủ 8 nguyên tắc vàng: Hoạt động thể lực phù hợp; Kiểm soát đường huyết; Theo dõi huyết áp; Chế độ ăn phù hợp và kiểm soát cân nặng; Uống lượng nước thích hợp; Không hút thuốc lá; Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ; Kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ. Những người có yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, gout, tăng huyết áp... thì cần lưu ý, tránh để biến chứng sang suy thận.
Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin