Làm gì để thận luôn khỏe mạnh?

Nên khám bác sỹ chuyên khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để kiểm tra sức khỏe của thận

Nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính do ô nhiễm không khí

Cảnh báo bệnh than tái xuất tại Hà Giang

Đường máu cao gây bệnh thần kinh?

Ù tai, đau lưng có phải bệnh thận hư?

Đi bộ chữa bệnh thận?

Tại lễ mitting hưởng ứng Ngày Thận thế giới (12.3) với chủ đề “Thận khỏe cho mỗi người” được tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), TS Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ, thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và huyết áp.

Khi thận bị suy, nó không còn khả năng lọc và loại bỏ các chất độc ra khỏi máu để thải vào nước tiểu. Suy thận cấp xảy ra đột ngột và cần được cấp cứu, dễ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi đã mắc bệnh thận, sẽ hao tổn sức khỏe và tiền của. Vì vậy, chủ động bảo vệ quả thận trước những nguy cơ có hại là điều nên làm.

Theo TS Dũng, để thận khỏe mạnh, người dân cần có chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn các thức ăn có lợi như cá, rau quả... Hạn chế ăn mặn, ăn ít chất béo; Uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá và dùng nhiều rượu bia.

TS Dũng cho biết, tại Khoa Thận nhân tạo đã ghi nhận nhiều trường hợp suy thận nhẹ, suy thận nhưng chưa có chỉ định lọc máu bị biến chứng suy thận nặng do không tuân thủ điều trị, tự ý điều trị bằng thuốc thảo dược khô.

Thận là cơ quan đào thải kali chủ yếu cho cơ thể. Trong cây cỏ, thảo dược phơi sấy khô có hàm lượng kali cao. Do thận suy nên không đảm đương việc thải lọc được kali, do đó khi sử dụng thuốc từ thảo dược khô khiến nồng độ chất này tăng cao gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim, bệnh nhân tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Kali có nhiều trong cây cỏ, thảo dược khô, hoa quả sấy khô như nho, chuối. Chính vì vậy, TS Dũng nhấn mạnh bệnh nhân không được tự ý dùng thảo dược chữa trị mà phải theo sự tư vấn, hướng dẫn của người thầy thuốc.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh có bệnh đái tháo đường cần điều trị tốt đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu. Khám bác sỹ chuyên khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu... 

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết