Đi tiểu: Không nhịn được đâu!

Nếu thường xuyên nhịn tiểu, hệ tiết niệu sẽ bị ảnh hưởng

Tán nội soi thành công viên sỏi to trong đường tiểu

Suy thận vì điều trị gout ở phòng khám Đông y Trung Quốc

Thuốc hạ huyết áp có thể gây suy tim, suy thận

Cơ cực người đàn ông suy thận nuôi cả gia đình!

Việt Nam: Khoảng 5 triệu bệnh nhân đang bị suy thận mạn tính

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên, nhịn tiểu có thể làm giãn bàng quang. Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để mong bạn đến toilet gần nhất.

Thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường này. Chúng xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở nam giới. Các triệu chứng phổ biến bao gồm nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Sỏi thận

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận. Những viên đá này có thể phát triển thành các kích cỡ và hình dạng khác nhau. Sỏi thận có thể hình thành do sự bất thường cân bằng nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu. Hầu hết mọi người không nhận ra có sỏi thận cho đến khi họ đi tiểu. Đi tiểu có thể đau đớn, có máu và có thể gây buồn nôn.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng các bác sỹ tin rằng, bệnh gây ra do vi khuẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần một ngày.

Thói quen nhịn tiểu rất có hại cho sức khỏe 

Suy thận

Suy thận là tình trạng thận không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Khi thận không lọc, mức độ chất thải nguy hại trong máu tích tụ có thể ảnh hưởng đến thành phần hoá học của máu. Suy thận có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng, bỏng, bệnh hoặc thận của bạn đã bị tổn thương. Các triệu chứng của suy thận bao gồm các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Phương pháp điều trị bao gồm việc cân bằng lượng chất lỏng trong máu, thải độc tố ra khỏi cơ thể, phục hồi chức năng của thận và dùng thuốc để khôi phục lại mức calci trong máu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được yêu cầu chạy thận hoặc ghép thận.

Giảm ham muốn "yêu"

Nhịn tiểu lâu sẽ gây giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, đối với nam giới, nhịn tiểu sẽ gây nên hiện tượng ức chế thần kinh làm rối loạn quá trình cương cứng gây xuất tinh sớm, giảm hưng phấn khi yêu. Đối với nữ giới, nhịn tiểu gây ức chế lên vùng xương chậu, cổ tử cung và các bộ phận sinh dục khác, khiến cho việc yêu trở nên đau đớn, giảm hưng phấn…

Dẫn đến vô sinh nữ

Cơ quan sinh dục của phụ nữ sống cùng nhà với bàng quang ở trong xương chậu, về độ “gần gũi” thì tử cung ở phía sau bàng quang. Nhịn tiểu làm cho bàng quang tích trữ quá nhiều, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép tử cung, làm cho tử cung đổ về sau. Nếu thường xuyên nhịn tiểu, tử cung đổ về phía sau rất khó trở lại vị trí cũ. Khi bàng quang chèn ép tử cung nhiều, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.

Tiểu dắt

Không có 2 vòng cơ thắt bằng cơ vân như nam giới, phụ nữ chỉ có một vòng cơ thắt do đó nếu thời gian dài nhịn tiểu, cơ vòng sẽ mệt mỏi, nhão, từ đó dẫn đến tiểu dắt, lâu dài gây lão hóa, dễ viêm nhiễm hệ tiết niệu. Ngoài ra, do kết cấu các bộ phận trong bàng quang của nữ khá phức tạp, hệ thống tiết niệu dễ bị vi khuẩn xâm hại hơn nam giới. Nhịn tiểu không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, gây viêm nhiễm đường niệu đạo mà còn gây tiểu nhiều, tiểu ra máu, tiểu khó, tiểu buốt và cả bụng dưới khó chịu...

Theo các chuyên gia, hàng ngày nên chú ý uống nhiều nước, đi tiểu ngay nếu cần. Đặc biệt, không nên chờ khát mới uống nước, nhất là với những người vận động nhiều. Nên chú ý ăn nhạt, thanh đạm, ít dầu mỡ. Nếu ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc ăn mặn, nên uống nhiều nước hơn thường ngày. Trời lạnh nên uống nước ấm, trước khi ngủ và sau khi thức dậy nên uống 2 cốc nước lọc, trời lạnh cũng nên uống để giúp cho nước tiểu kịp thời đẩy ra ngoài, tránh vi khuẩn ở trong đường tiết niệu phát triển.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu