Vì sao ăn tiết canh lại cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ?

Tiết canh là món ăn cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ

Suy đa phủ tạng vì mê tiết canh

Ăn nem thính, tiết canh, bị sán lợn làm tổ dày đặc trong não

Thâm nhập nơi mổ vịt, hãm tiết canh bẩn nhất Hà Thành (Kỳ I)

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn từ bát tiết canh dê

Ăn tiết canh: Sướng mồm, mất đời

Những quan niệm sai lầm về việc ăn tiết canh

Là nét văn hoá: Ăn tiết canh không phải là nét văn hoá tốt đẹp của người Việt, đó chỉ là việc làm xuất phát từ văn hoá thời sơ khai, cư dân săn bắt thú vật và lấy máu tươi của con vật đó để uống.

Ăn để “đỏ” đầu tháng: Việc ăn tiết canh vào mồng 1 để mong gặp vận “đỏ” là  điều đáng phải nhìn lại. Sự thực là có nhiều trường hợp vì ăn tiết canh mồng 1 mà nhiễm khuẩn và không qua khỏi.

Ăn tiết canh chữa bệnh: Bác sỹ Cao Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng Hội Đông y Hà Nội khẳng định, tiết canh không có tác dụng chữa bệnh. Trái lại, có thể dẫn đến tử vong và nhiều trường hợp không phát bệnh ngay mà ủ bệnh trong một thời gian mới phát ra ngoài.

Bàn tay bị hoại tử vì ăn tiết canh

Tiết canh có tính mát: Không đúng. Chỉ do tiết canh là máu sống, ăn với thức ăn nguội nên tạo cảm giác mát trong miệng mà thôi.

Ăn tiết canh và uống cùng rượu sẽ an toàn vì rượu có tính sát trùng: Sai, thực tế đã có nhiều trường hợp chứng minh những điều ngược lại. Uống rượu, ăn tiết canh và nhập viện vì nguy kịch.

Ăn tiết canh nguy hiểm như thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, tiết canh bản chất là máu động vật sống mang rất nhiều mầm bệnh, nhất là máu của các con lợn, gà, vịt... đang bị nhiễm bệnh. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì nguồn máu của nó sẽ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn, nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Nhiễm trùng huyết vì ăn tiết canh

5 trường hợp mới nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vì ăn tiết canh đều bị nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng nặng, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê và bị hoại tử các đầu chi nặng nề.
Có 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng, có tiền sử nghiện rượu lâu năm, hôn mê sâu, suy đa phủ tạng, tiên lượng khó khăn nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về. 

Bệnh nhân tử vong là do nhiễm độc tố vi khuẩn, gây hiện tượng sốc. Có bệnh nhân chỉ qua 3 ngày đã bị sốc nhiễm khuẩn, có người phải 10 ngày mới diễn biến nặng, tùy vào cơ địa của từng người. Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại..    

Theo BS Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với dịch, máu của lợn qua các vết thương ở da, đường hô hấp đều có thể bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Và không chỉ lợn ốm, mà ngay cả lợn khoẻ mạnh cũng có thể có liên cầu khuẩn lưu trú ở vùng hầu họng. Nếu ăn các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín, dù là lợn khoẻ mạnh cũng vẫn có thể mắc bệnh. 

Đông Nhân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn