Mắc đái tháo đường, mang tụy nhân tạo vẫn sinh con tự nhiên khoẻ mạnh

Catriona Finlayson-Wilkins và bé trai "mẹ tròn con vuông"

Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ dễ mắc đái tháo đường type 2 sau khi sinh

Những dấu hiệu trên mặt cảnh báo đái tháo đường

Bị đái tháo đường: Thừa cân thì sống lâu hơn

Bằng lăng banaba - bí quyết trị đái tháo đường của người Nhật

Cô Catriona Finlayson-Wilkins, 41 tuổi ở Knapton, Norfolk, Anh vừa hạ sinh một bé trai và cô đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường type 1 nhưng vẫn sinh con tự nhiên sau khi sử dụng một thiết bị có chức năng như tụy tạng nhân tạo.

Tại bệnh viện đại học Norfolk, Finlayson-Wilkins cô cảm thấy "rùng mình" khi thấy đứa con mình chào đời một cách an toàn.

Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn phá hủy tế bào sản xuất insulin trong tụy tạng, vì thế bệnh nhân cần phải tiêm đều đặn hormone vào máu mình. Tụy tạng nhân tạo mà cô Finlayson-Wilkins thử nghiệm có thể đo nồng độ đường trong máu từng phút một bằng thiết bị theo dõi đường liên tục. Sau đó nó truyền đạt thông tin đến một chiếc bơm insulin để tính toán và tiết ra lượng insulin đòi hỏi vào trong cơ thể.

Ba phụ nữ khác bị đái tháo đường type 1 trước đó cũng sinh con tại Cambridge, đã sử dụng thiết bị này nhưng tất cả họ đều sinh mổ.

Hệ thống tụy tạng nhân tạo (artificial pancreas device system – APDS) là một bộ thiết bị nhỏ gọn được thiết kế có chức năng của một tụy tạng mạnh khỏe. Bộ APDS đeo bên mình giúp người đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu liên tục. Nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách sử dụng công nghệ truyền thông số để tự động phân phối insulin.

Cô Finlayson-Wilkins tâm sự: "Tôi thật sự đã cảm thấy hoảng hốt. Tôi biết khi có thai và mắc bệnh đái tháo đường là một điều rất nguy hiểm. APDS là bộ thiết bị tuyệt vời và tôi tin rằng nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 trong tương lai".

Cậu nhóc Euan - con trai của cô Wilkins - được nuôi dưỡng trong phòng săn sóc đặc biệt ngay sau khi chào đời vì lượng đường trong máu giảm xuống ở mức nguy hiểm. Nhưng một ngày sau đó, mọi chuyện đã trở về bình thường.

TS Helen Murphy, nhà nghiên cứu chính trong câu chuyện này, cho rằng sự ra đời của bé Euan là một bước tuyệt vời trong điều trị những phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường.

Bà Murphy nói: "Những phụ nữ bị thái tháo đường trong thai kỳ đối mặt với nguy cơ cao sinh con dị tật, con quá to, chuyển dạ sớm và thai chết lưu nhiều hơn những thai phụ bình thường khác".

"Điều trị cho những thai phụ có bệnh đái tháo đường thật sự là thách thức vì nồng độ hormone thường xuyên thay đổi và khó đoán định được lượng đường máu của họ", TS Murphy cho biết thêm.

Tiểu Bắc H+ (Theo BBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin