Trẻ càng lớn, nhu cầu calci càng tăng lên - ảnh minh họa
Tự uống calci, tăng nguy cơ mắc bệnh
7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu calci
Bổ sung calci nano - bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì
Calci có thực sự tốt cho xương?
Nếu bé nhà bạn bị mắc phải nhiều hơn 3 trong số những dấu hiệu dưới đây thì cần sớm cho trẻ đi khám và bổ sung calci ngay tức thì:
- Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, khi ngủ hay giật mình.
- Bé hay vặn mình, ọc sữa, khó chịu và bồn chồn trong người.
- Thường đổ nhiều mồ hôi và ra mồ hôi trộm khi ngủ. Biểu hiện rõ ràng nhất là sau khi thức dậy, đầu tóc trẻ ướt sũng mồ hôi.
- Trẻ bị thiếu calci thường có chân bị cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp thì lỏng lẻo, yếu mềm và thường biết đi muộn hơn so với trẻ khác.
- Thóp của trẻ bình thường sẽ liền thóp từ 12 - 18 tháng tuổi. Nhưng với trẻ bị thiếu calci thóp liền muộn hơn, tạo thành hộp sọ vuông.
- Chậm mọc răng, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy.
- Đối với trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc…
Để chủ động phòng ngừa thiếu calci, các mẹ cần chú ý những điều sau đây:
- Đảo đảm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
- Cho bé tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để bé tăng cường hấp thu calci thông qua quá trình tổng hợp vitamin D.
- Bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng cần có thêm những thực phẩm giàu calci như: Tôm, cua, cá, sữa, rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, vừng, đậu tương…
Bình luận của bạn