Đồ uống từ siro hóa chất khiến trẻ hiếu động thái quá?

Đồ uống từ siro hóa chất khiến trẻ hiếu động thái quá 1
Siro hoa quả làm từ hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán tràn lan.

Trên thị trường hiện nay bày bán nhiều loại siro hóa chất mang nhiều mùi vị hoa quả các loại dùng để hỗ trợ pha chế cooktail, sinh tố, làm bánh, trà sữa, làm kem. Các siro này thường là các hóa chất như phẩm màu thực phẩm (E110), chất bảo quản (200), chất tạo ngọt tổng hợp (950), chất điều chỉnh độ chua (330), chất tạo hương. Các chuyên gia y tế cho rằng, các loại chất nói trên được phép dùng trong thực phẩm tuy nhiên phải có liều lượng nhất định, nếu không vẫn là tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.

Đặc biệt, mới chớm mùa hè, trên nhiều tuyến đường, trước các cổng trường học, hàng quá bán nước hoa quả được pha chế từ siro hóa chất đã mọc lên như nấm. Những cửa hàng trà sữa trân châu có điểm kinh doanh cố định thì chuẩn bị hàng loạt bình lớn nhỏ, chữa siro hoa quả, chuẩn bị phục vụ thượng đế khi vào mùa.

Ở các chất nói trên, phẩm mầu thực phẩm (E110) là chất phụ gia mầu vàng được phép dùng trong thực phẩm, trong đó có việc dùng để pha chế các đồ uống. Việc dùng chất phụ gia này vượt quá mức độ cho phép sẽ dẫn đến các chứng bệnh dị ứng, nghẹt mũi, sổ mũi, đau bụng, buồn nôn, nôn, u thận, nghẽn đường hô hấp và hiếu động thái quá (ADHD). Loại phụ gia này còn tìm thấy trong các loại mứt trái cây như mứt mơ, cam, vụn bánh mỳ, nước sốt pho mai, cá đóng hộp, chocolate nóng và một số dược phẩm. E110 được cấm sử dụng cho trẻ nhỏ.

Gần đây, một nhóm các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số phẩm màu và chất bảo quản thực phẩm đối với trẻ em và phát hiện ra rằng chúng có thể làm trẻ trở nên hung hăng hơn và lười suy nghĩ hơn. Từ đó, các nhà khoa học này đã đề nghị Chính phủ Anh nên buộc các nhà sản xuất hạn chế sử dụng các chất phẩm màu E102 (Tartrazine, màu vàng), E110 (Jaune d’ Orange, màu da cam), E122 (Azorubune, màu đỏ), E124 (Ponceau 4R, màu đỏ) và chất bảo quản E211 (Benzoat Natri). Tuy nhiên, đề nghị này sẽ rất khó thực hiện bởi chưa tìm được những chất thay thế phù hợp về giá cả. Đặc biệt, có tới 42% sữa, 93% kẹo bánh, 41% nước uống dành cho trẻ em có sử dụng các chất nói trên. Việc cấm sử dụng các chất đó sẽ gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Đồ uống từ siro hóa chất khiến trẻ hiếu động thái quá 2
Đồ uống từ siro hóa chất khiến trẻ hiếu động thái quá?

Hiện Tổ chức Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Châu Âu (BEUC) đã yêu cầu cấm sử dụng 6 chất phụ gia tạo màu là E110 (vàng cam), E122 (carmoisine), E102 (tartrazine), E124 (đỏ), E104 (vàng quinoleine), E129 (đỏ allura) và một chất bảo quản là E211 (sodium benzoat).

Bà Monique Goyens - Tổng giám đốc BEUC cho rằng, không thể chấp nhận việc đưa ra thị trường những chất bị nghi ngờ làm tăng chứng hiếu động ở trẻ. Những chất này không hề có giá trị về mặt dinh dưỡng ngoài việc tạo màu cho thực phẩm”,.

Hiện tại, việc các nước trên thế giới cũng có những nhìn nhận khác nhau về E110. Ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan, chất phụ gia E110 bị cấm sử dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới lại không cấm dùng.

Theo TS. Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chúng ta hoàn toàn có thể tạo màu tự nhiên lấy từ thực phẩm có sẵn trong tự nhiên. Ngoài việc giúp các món ăn trở nên bắt mắt về mặt thẩm mỹ màu tự nhiên còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi trong cơ thể, có tác dụng chống ôxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa...

Màu tự nhiên như màu xanh, màu tím, màu đỏ, màu vàng… đều có những thành phần tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Ví dụ như màu tím có nhiều anthrocyanine, có tác dụng chống ôxy hóa, chống xơ vữa động mạch, màu vàng từ nghệ có tác dụng chống ung thư…Vì vậy, việc khuyến khích sử dụng phẩm màu tự nhiên là việc cần làm để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng đồng thời còn là sản phẩm marketing chiến lược của các doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt, tin tưởng đối với người dân khi sử dụng.

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ mắc ADHD được chia theo 3 loại là rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý; rối loạn trội về giảm chú ý; rối loạn trội về tăng động/ xung động. Trẻ ở dạng kém chú ý có tỷ lệ thấp hơn so với dạng rối loạn phối hợp vừa tăng động/ xung động và giảm chú ý.

Bác sĩ Thái Thanh Thủy - Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. HCM, cho biết, rất nhiều trẻ hiếu động quá mức chỉ được cha mẹ phát hiện và đưa đi khám khi bệnh đã nặng.

Bác sĩ Lâm Xuân Điền - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, trẻ quá hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ phát triển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khó phát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin