- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Herpes sinh dục hoạt động trong thời gian mang thai có thể khiến trẻ sau này phải đối diện với nguy cơ cao mắc tự kỷ
Mang thai bé gái khiến sức khỏe của mẹ yếu hơn?
Vì sao phụ nữ mang thai hay bị đổ mồ hôi đêm?
Bà bầu lưu ý 4 vấn đề sau để tránh nguy cơ cho mình và cho bé
Tại sao bà bầu hay bị khô mắt?
Herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, chủ yếu gây ra bởi virus herpes simplex 2 (HSV-2). Sau khi nhiễm HSV-2, virus có thể bất động, nằm im trong tế bào thần kinh. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào, HSV-2 có thể hoạt động và gây bệnh cho người bị nhiễm.
Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đến từ Na Uy đã tìm thấy mối liên hệ giữa phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai ở người mẹ và nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cho con của họ.
Cụ thể, họ đã phân tích mẫu máu của 875 bà mẹ. Trong số này, có 412 người có con được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Các mẫu máu được thu thập lúc các các bà mẹ mang thai được 18 tuần và một lần nữa trong khi sinh. Sau đó, họ phân tích mức độ kháng thể kháng lại 5 mầm bệnh trong mẫu máu, bao gồm Toxoplasma gondii, virus rubella, virus cytomegalo, virus herpes simplex 1 (HSV-1) và HSV-2.
Kết quả cho thấy, những bà mẹ có nồng độ cao kháng thể kháng lại HSV-2 trong máu vào tuần thứ 18 của thai kỳ có nguy cơ cao gấp 2 lần khả năng có con tự kỷ. Mức độ cao của các kháng thể kháng 4 mầm bệnh còn lại không liên quan với nguy cơ này.
Theo các nhà khoa học, tuần thứ 18 của thai kỳ là khoảng thời gian hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh chóng. Họ cho rằng sự gia tăng kháng thể kháng lại HSV-2 ở người mẹ có thể gây trở ngại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, từ đó làm tăng nguy cơ tự kỷ.
Trong khi cần tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học tin tưởng phát hiện này có thể làm sáng tỏ phần nào nguyên nhân của bệnh tự kỷ. Đó là yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một vai trò nhất định gây ra bệnh lý.
Nghiên cứu được công bố trên trên Tạp chí mSphere.
Bình luận của bạn