Cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ bị hội chứng rối loạn tự kỷ (ASD)
Theo CDC, bé trai có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 5 lần bé gái. Tỷ lệ mắc ở trẻ trai là 1/42 trong khi ở bé gái chỉ 1/189
3. Các triệu chứng có thể biểu hiện từ khi trẻ mới sinh ra
Theo Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (Mỹ), cả 2 yếu tố gene và môi trường có thể là nguyên nhân gây đột quỵ
Tự kỷ được điều trị bằng thuốc, giáo dục đặc biệt và liệu pháp đặc biệt. Theo các chuyên gia, việc xác định sớm và can thiệp cho trẻ tự kỷ có thể giúp chúng học tập và hòa nhập cộng đồng tốt hơn trong tương lai
Tiêm vaccine không làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ. Kể cả khi tiêm nhiều loại vaccine cùng một lúc cũng không làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ em
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một đứa trẻ bị ASD, anh chị em ruột sẽ có 2 – 18% nguy cơ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu trẻ tự kỷ là một trong 2 anh em sinh đôi, đứa còn lại cũng sẽ có 36 – 95% nguy cơ bị ảnh hưởng
20 – 30% trẻ tự kỷ bị động kinh. Những trẻ tự kỷ bị mất kỹ năng ngôn ngữ trước lúc 3 tuổi có nguy cơ bị động kinh cao
Khoảng 10% trẻ em bị ASD có thể bị thêm một bệnh do rối loạn di truyền, chuyển hóa hoặc thần kinh. Theo CDC, những rối loạn này bao gồm: rối loạn lưỡng cực, hội chứng Fragile X (nhiễm sắc thể X dễ gẫy) hoặc hội chứng Down
Các chuyên gia CDC khuyến cáo, nên sàng lọc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để trì hoãn sự phát triển của chứng tự kỷ, thời gian sàng lọc hợp lý là khi trẻ được 9, 18 hoặc 24 – 30 tháng tuổi