Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị ốm và cần đưa đi khám ngay?
Xuất hiện các nốt ruồi nâu hoặc đốm da: Nếu bạn thấy trên người của trẻ xuất hiện các nốt ruồi hoặc các đốm da màu nâu (khoảng 6 mm) không đối xứng hoặc không đều màu, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn cần đi khám ngay.
Rụng tóc: Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề này, thường gặp nhất là thiếu vitamin. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân thực sự, từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp.
Thay đổi tâm trạng, hành vi: Nếu trẻ bỗng dưng biếng ăn, khó ngủ hoặc giảm vận động thì bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu này, vì đó có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tăng kích thước thóp đầu: Trên đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Thông thường, thóp của trẻ sẽ đóng lại sau khoảng 12 – 18 tháng, tuy nhiên nếu thóp đầu phát triển lớn hơn, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh.
Giảm thính giác: Nếu con của bạn không phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài, ngay cả khi bạn gọi tên bé thì có thể bé đang gặp phải vấn đề về thính giác. Bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sỹ kiểm tra.
Khát liên tục: Việc bé đòi bú hoặc uống nước liên tục cũng có thể là một trong những dấu hiệu mà bố mẹ nên lưu ý. Vì nó có thể là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh đái tháo đường type 1, do đó tốt nhất bạn nên đưa bé đi kiểm tra.
Bé ngủ ngáy: Ngủ ngáy ở trẻ có thể chỉ ra một số vấn liên quan đến hô hấp. Điều nguy hiểm là nhiều phụ huynh lại dễ bỏ qua triệu chứng này và khiến bệnh trở nên nặng hơn.