Bác sỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đang khám, tư vấn cho bệnh nhân ung thư gan. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
FDA phê chuẩn loại thuốc đầu tiên điều trị tất cả các chủng viêm gan C
GS. Nguyễn Lân Dũng: Nguy cơ ung thư gan từ món tương truyền thống
Người bệnh ung thư gan nên ăn sữa chua
Ăn súp lơ xanh phòng ung thư gan
Ngày 6/7, khoa gan mật tụy Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, đã tiếp nhận trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ngụ Khánh Hòa) với khối u gan ác tính khá lớn 4,5 cm.
Điều đáng lưu ý và cảnh báo, bệnh nhân cũng là thành viên thứ tư trong gia đình, gồm mẹ và 2 anh em bệnh nhân, đều bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Trước đó, người mẹ và em trai của bệnh nhân đã mất vì xơ gan và ung thư gan giai đoạn muộn. Bản thân bệnh nhân, dù biết mình nhiễm viêm gan siêu vi B từ 5 năm nay, nhưng ông không điều trị cho đến khi có những triệu chứng báo động. Không riêng trường hợp trên, bệnh viện cũng từng tiếp nhận gia đình với cả 5 thành viên đều bị ung thư gan trên nền viêm gan siêu vi B.
Mỗi năm, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận khoảng 1.000 ca ung thư gan đến khám. Qua xét nghiệm, có 80 - 90% bệnh nhân ung thư gan trong số này đều có nhiễm viêm gan siêu vi B.
Theo bác sỹ Bùi Hữu Hoàng - Trưởng khoa tiêu hóa, tần suất nhiễm viêm gan siêu vi B tại Việt Nam rất cao, tỷ lệ lây nhiễm lên đến 30% qua đường máu, mẹ truyền sang con, quan hệ tình dục… Tỷ lệ lây nhiễm của loại viêm gan này gấp 10 lần viêm gan siêu vi C. Và nếu để tình trạng nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C kéo dài, không điều trị thì khả năng tiến triển thành ung thư gan, xơ gan rất cao.
Để không còn những trường hợp thương tâm như các gia đình nói trên vì không chủng ngừa, tầm soát bệnh gan, bác sỹ khuyến cáo người dân phải quan tâm chủng ngừa viêm gan siêu vi B. Cứ 3 tháng một lần nên siêu âm và xét nghiệm máu kiểm tra gan. Điều này là hết sức cần thiết. Đối với nam giới trên 40 tuổi trong gia đình có thành viên đã bị ung thư, lại càng phải chú ý theo dõi kiểm tra sức khỏe.
Bình luận của bạn