Làm sao để phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em?

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn

Những cách đơn giản giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Vì sao trẻ hay ốm vặt và thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng?

8 biện pháp tự nhiên giúp khắc phục nhiễm trùng đường tiết niệu

Vì sao táo bón có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu?

BS. Kristie Rivers cho biết, có khoảng 3% trẻ em ở Mỹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) mỗi năm. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở các bé gái với nguy cơ là 8% so với 2% ở các bé trai.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường khó phát hiện hơn so với ở những trẻ lớn tuổi, do các triệu chứng thường rất khó nhận biết và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: Nước tiểu có mùi lạ, trẻ chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc và nôn mửa...

Bên cạnh đó, trẻ lại chưa biết nói hoặc chưa biết diễn đạt cảm giác của bản thân với bố mẹ để có thể mô tả các triệu chứng, do đó bố mẹ cần hết sức chú ý mới có thể phát hiện ra bệnh.

Ngược lại, đối với trẻ lớn hơn, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gặp phải như: Đau rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn và đau ở 2 bên lưng...

Thông thường, để chẩn đoán được bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, các bác sỹ sẽ phải lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm. Điều này thường dễ thực hiện hơn ở những trẻ đã lớn và có nhận thức, bởi bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ lấy mẫu khá đơn giản.

Còn đối với trẻ sơ sinh, việc này đôi khi đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp hơn như: Sử dụng một ống nhỏ để nối với niệu đạo của bé, hoặc ống thông vô trùng để đưa vào niệu đạo nhằm lấy nước tiểu trong bàng quang. Tuy nhiên điều này đôi khi có thể khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch do vi khuẩn từ da có thể thâm nhập vào nước tiểu.

Kết quả xét nghiệm thường sẽ có sau khoảng 1 - 2 ngày sau khi lấy mẫu. Nếu trẻ được chẩn đoán là đã mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, một số loại thuốc kháng sinh có thể được sẽ được bác sỹ cân nhắc kê đơn tùy vào tình trạng bệnh của bé.

Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác bao gồm: Siêu âm thận, bàng quang... để đảm bảo rằng không bỏ sót có bất cứ điều bất thường hay tổn thương nào trong đường tiết niệu của trẻ.

Quang Tuấn H+ (Theo Bundoo)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu