Làm sao để phát hiện sớm cận thị?

Dù trẻ đã đeo kính cận nhưng vẫn cần đưa trẻ khám mắt định kỳ

Điều trị cận thị: Smile hay Lasik?

Trên 45% 
học sinh mắc tật khúc xạ mắt

Hỗ trợ chữa cận thị bằng phương pháp bấm huyệt

Đeo kính áp tròng cần lưu ý những gì?

Trả lời:

BS Lê Việt Sơn - Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

Chào bạn! Nhiều trẻ bị cận thị thời gian dài, nhưng cha mẹ không hay biết. Cận thị là tật khúc xạ hay gặp nhất, gây giảm thị lực ở trẻ em và là nguyên nhân đứng thứ hai (sau đục thủy tinh thể) gây mù lòa. Tật cận thị xuất hiện ở tuổi càng nhỏ thì mức độ tiến triển cận thị càng nhanh, làm thị lực giảm sút càng nhiều. Nguy hiểm hơn, cận thị tiến triển nhanh, làm võng mạc bị giãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hoá võng mạc, rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa. 

Ở trẻ em bị cận thị, hầu hết chỉ phát hiện khi các cháu bắt đầu đi học, thầy cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, nhầm chữ hoặc bé học sa sút... lúc đó mới đi khám và đeo kính thì đã muộn. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách phát hiện sớm trẻ bị cận thị để kịp thời chữa bệnh cho con nhờ các dấu hiệu sau đây: Trẻ nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ; Trẻ thường ngồi quá gần tivi; Khi học thì cúi sát mắt vào trang sách. Nếu bạn để ý con bạn sẽ thấy trẻ hay nheo mắt để nhìn mọi vật, nhất là khi ánh sáng yếu. Trẻ cũng thường nghiêng hoặc quay đầu để nhìn cho rõ sự vật. Bạn cũng dễ phát hiện trẻ thường dụi mắt dù trẻ không buồn ngủ. Trẻ sợ ánh sáng, nhắm mắt vì chói mắt hoặc chảy nước mắt. Trẻ thường tránh né những hoạt động phải nhìn xa như đá bóng, đá cầu... 

Khi phát hiện con bạn có một hay nhiều các dấu hiệu nói trên bạn cần cho con đi khám mắt để được xác định bệnh và điều trị sớm.

Bạn cần lưu ý rằng, việc đeo kính cận có thể giúp trẻ nhìn rõ hơn nhưng không ngăn được sự tiến triển. Do đó, khi đã phát hiện trẻ có tật khúc xạ, nên đưa trẻ đi tái khám mỗi 6 tháng để điều chỉnh độ kính cho phù hợp nếu cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm một số cách thức trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ như sau: Điều chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ đúng cách giúp mắt có khoảng cách điều tiết hợp lý. Sử dụng bàn, ghế ngồi học phù hợp với lứa tuổi và chiều cao của trẻ. Bố trí phòng học của trẻ đủ ánh sáng, không sử dụng đèn chiếu sáng công suất mạnh hoặc ánh sáng đèn quá tối. Không cho trẻ đọc, viết trong thời gian dài, nên khuyến khích trẻ thư giãn sau mỗi 1 tiếng, nghỉ ngơi 5 - 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn nhìn ra xa. Trẻ em có độ cận thị nặng cần được điều hòa giữa học tập và các hoạt động giải trí ngoài trời.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị