Mưa gió sụt sùi làm lẩu cay Trung Quốc

Lẩu Việt và cơn sốt ăn lẩu của người phương Tây

Sau sinh có nên ăn thủy hải sản?

Tết này không dám ăn lẩu chỉ vì…

Ăn lẩu dễ bị ung thư đại trực tràng

Món lẩu ở Trung Quốc đã có mấy ngàn năm lịch sử. Mỗi vùng ở Trung Quốc lại thưởng thức lẩu một cách khác nhau. Món lẩu cay được ưa chuộng ở Trùng Khánh và trở thành món ăn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây. 

Đồ nhúng lẩu có thể tùy chỉnh theo sở thích của mỗi người, nhưng món lẩu muốn ngon thì nhất thiết phải có nước lẩu chuẩn vị. Cùng Health+ vào bếp làm món lẩu cay tê lưỡi để đãi cả nhà trong ngày mưa gió sụt sùi này nhé!

Nguyên liệu: 2 thìa canh dầu ăn; 6 lát gừng to; 3 - 5 lá nguyệt quế; 10 tép tỏi bóc vỏ; 1 thanh quế; 5 cái hoa hồi; 1 thìa canh hạt tiêu (có hạt tiêu Tứ Xuyên là tốt nhất, không có thì dùng tiêu đen hoặc tiêu xanh đều đẹp); 12 quả ớt cay khô; 10 nhánh đinh hương khô; 1 gói gia vị lẩu cay; 2,8 - 3,5L nước hầm gà.

Bước 1: Đun nóng chảo trên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đợi sôi rồi cho tiếp gừng vào xào đến khi gừng chuyển sang màu caramel (khoảng 1 phút).

Bước 2: Cho thêm lá nguyệt quế, tỏi nguyên tép, quế, hồi, đinh hương vào xào đến khi dậy mùi thơm (khoảng 2 phút)

Bước 3: Cho thêm hạt tiêu Tứ Xuyên, ớt khô và gia vị lẩu cay vào chảo, đảo đều.

Bước 4: Sau 2 phút, bạn đổ thêm nước hầm gà vào đun sôi. Vậy là bạn đã có nước nhúng chuẩn vị cay xè của lẩu Tứ Xuyên rồi đấy!

Nguyên liệu để làm nước chấm bao gồm: Xì dầu, sa tế, tương ớt, giấm đen hoặc giấm gạo, tương vừng hoặc bơ đậu phộng, dầu mè, hạt mè, đậu phộng băm, rau mùi xắt nhỏ, hành lá xắt nhỏ, tỏi băm.

Cách pha chế: Trộn tất cả các thành phần vào với nhau, gia giảm tùy theo ý thích của bạn.

Các thực phẩm ăn kèm: Thịt bò hoặc thịt cừu xắt mỏng, thịt gà thái lát, phi lê cá, đậu phụ sống, đậu phụ rán, nấm rơm, nấm shiitake, mộc nhĩ, miến gạo, bánh gạo Trung Quốc, rau diếp xanh, cải thảo...

Đặt nồi lẩu giữa bàn và xếp các món ăn kèm xung quanh, ăn đến đâu nhúng đến đó. Bạn nên chuẩn bị sẵn đồ uống vì món lẩu cay xè rất "háo nước".

Món lẩu cay chống chỉ định cho những người bị đau dạ dày!

Người Trung Quốc thích ăn lẩu vào mùa Đông hoặc những ngày lạnh bởi nồi lẩu nóng hôi hổi khiến cho chúng ta cảm thấy ấm áp. Những người cùng nhau ăn lẩu thường là người nhà hoặc là bạn bè vô cùng thân thiết. Mọi người ngồi thành một vòng tròn, cùng ăn chung một nồi, thể hiện tình cảm nồng hậu và gắn bó khăng khít. Khi ăn lẩu, không khí luôn luôn rất náo nhiệt. Nồi lẩu hình tròn cũng tượng trưng cho sự đoàn viên, sum vầy.

Kim Chi H+ (Theo TheWoksoflife)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng