Tết 'dương' nghỉ 4 ngày, Tết 'âm' nghỉ 9 ngày

Nghỉ tết dài ngày là phù hợp với phong tục, tập quán người Việt Nam

Vợ sinh đôi, chồng được nghỉ 10 ngày

Vé tàu Tết 2015: Giảm 20% so với 2014

Tết Trung thu tại các nước Châu Á

Món ăn chống ngán ngày Tết

Ý nghĩa từng loại trên mâm ngũ quả ngày Tết

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2015

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất công chức, viên chức được nghỉ 4 ngày liên tục (từ ngày 01-04/01/2015), đi làm ngày thứ Bảy (27/12/2014) và nghỉ ngày thứ Sáu (02/01/2015). 

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi

Đối với lịch nghỉ Tết Nguyên đán, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án: Phương án thứ nhất nghỉ 9 ngày, bao gồm 4 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 5 ngày đầu năm Ất Mùi; Phương án thứ hai nghỉ 7 ngày, bao gồm 1 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 6 ngày đầu năm Ất Mùi. 

Phương án thứ nhất:  Công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch từ ngày thứ Ba (17/2/2015) đến hết ngày thứ Bảy (21/2/2015), tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết ngày mùng 3 tháng Giêng năm Ất Mùi. Do ngày mùng 3 Tết trùng vào ngày thứ Bảy (ngày nghỉ hàng tuần), nên được nghỉ bù vào ngày thứ Hai (23/02/2015).

Để hoán đổi ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán, người lao động sẽ được nghỉ ngày thứ Hai (16/02/2015) và đi làm ngày thứ Bảy (14/02/2015).

Như vậy, với phương án này, người lao động sẽ được nghỉ liền 9 ngày liên tục, từ ngày 15/02 đến hết ngày 23/02/2015 (tức từ ngày 27 Tết đến hết ngày mùng 5 Tết). 

Tết Nguyên đán 2015 người lao động sẽ được nghỉ liền 9 ngày liên tục

Phương án thứ hai: Công chức, viên chức nghỉ Tết Âm lịch từ thứ Tư (18/02/2015) đến hết ngày Chủ nhật (22/02/2015), tức là từ ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ tới hết ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Mùi và nghỉ bù vào thứ Hai (23/02/2015), thứ Ba (24/02/2015) do ngày nghỉ hàng tuần thứ Bảy (21/02/2015) và Chủ Nhật (22/02/2015) trùng vào ngày mùng 3 và mùng 4 Tết.

Với phương án này, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ thứ Tư (18/02) đến hết ngày thứ Ba (24/02/2015), tức là từ 30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng 6 tháng Giêng năm Ất Mùi. Tổng số ngày nghỉ là 7 ngày liên tục.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, việc thực hiện lịch nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần theo phương án thứ nhất là hài hòa, phù hợp, vì sẽ không có ngày đi làm quá ngắt quãng, đồng thời số ngày nghỉ trước Tết và sau Tết không quá chênh lệch nhau. 

Phương án thứ nhất cũng nhận được sự đồng thuận cao trong quá trình lấy ý kiến vì phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt và nguyện vọng của người lao động. Vì thế, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị lựa chọn nghỉ Tết Âm lịch theo phương án thứ nhất.

Lịch nghỉ Tết âm lịch dài ngày được đông đảo người lao động và doanh nghiệp ủng hộ:

Ông Đặng Ngọc Tùng – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Luôn ủng hộ việc nghỉ lễ dài ngày

Việc nghỉ tết dài rất có ý nghĩa với người lao động, đặc biệt là những người đi làm xa quê. Nếu nghỉ dài ngày, sẽ giúp người lao động có thể lên kế hoạch sử dụng ngày nghỉ tết của mình, giữ được truyền thống đi thăm hỏi gia đình, bạn bè hoặc đi du lịch.

TS Trịnh Hòa Bình – Viện Xã hội học: Cho người lao động nghỉ Tết 9 ngày được nhiều cái lợi

Nếu cho công chức, viên chức nghỉ tết 9 ngày, chúng ta sẽ được nhiều cái lợi. Thứ nhất, nếu chọn phương án nghỉ 7 ngày thì 2 ngày đi làm xen kẽ chắc chắn không hiệu quả, không chất lượng. Thứ hai, khi được nghỉ dài, người lao động sẽ gia tăng sức tiêu dùng, góp phần kích cầu. Thứ ba, nghỉ tết dài ngày phù hợp với những giá trị truyền thống của người Việt Nam xưa nay. 
Ngọc Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội