Liên thông dữ liệu y tế: Giảm trùng lặp, tiết kiệm cho người bệnh

Bộ Y tế ban hành danh mục gần 3.000 chỉ số cận lâm sàng thông nhất cho các bệnh viện trên toàn quốc

Tổng đài 111: Tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vệ trẻ em mọi nơi

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi

Vụ 6 người ngộ độc rượu trái cây: Bộ Y tế yêu cầu truy xuất nguồn gốc

Chuẩn hóa liên thông xét nghiệm: Đòn bẩy thúc đẩy bệnh án điện tử

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức ký Quyết định số 1227/QĐ-BYT ban hành Danh mục mã dùng chung đối với kỹ thuật, thuật ngữ chỉ số cận lâm sàng (Đợt 1). Danh mục này được ban hành nhằm thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Gọi tắt là Đề án 06/CP) và thực hiện lộ trình chuẩn hóa danh mục xét nghiệm y tế, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. 

Trong đợt này, có tổng số 2964 chỉ số được ban hành. Huyết học - Truyền máu có 1022 chỉ số; Về Hóa sinh có 447 chỉ số; 174 chỉ số về vi sinh; Giải phẫu bệnh gồm 81 chỉ số; Điện quang là 1240 chỉ số. Danh mục mã dùng chung hướng đến việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế, làm cơ sở thúc đẩy bệnh án điện tử trong các cơ sở khám, chữa bệnh và chuẩn hóa dữ liệu ngành y tế.

TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, danh mục mã này được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc bao gồm toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân. 

Việc ban hành Quyết định này có ý nghĩa rất lớn, vì việc liên thông dữ liệu xét nghiệm giúp hạn chế việc làm lại xét nghiệm không cần thiết, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Danh mục chỉ số cận lâm sàng lần này có sự đóng góp chuyên môn của các bệnh viện đầu ngành như: Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Trung ương Thái Nguyên...  

Triển khai bệnh án điện tử toàn quốc trong tháng 9/2025.

Bệnh án điện tử mang lại thay đổi tích cực cho hoạt động quản lý và công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh

Bệnh án điện tử mang lại thay đổi tích cực cho hoạt động quản lý và công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh

Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên toàn quốc, hoàn thành trong tháng 9/2025. Theo đó, Bộ coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu, cần triển khai bảo đảm thực chất, đem lại hiệu quả cụ thể, nâng cao năng suất, chất lượng công tác khám, chữa bệnh, phòng bệnh, mang lợi ích thiết thực cho người bệnh, người dân, cơ sở y tế; đồng thời đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo mật thông tin theo quy định.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo chủ trì việc sửa đổi, cập nhật thông tư hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (thay thế thông tư 46/2018/TT-BYT) trong tháng 4 này.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn thiện bộ danh mục thuật ngữ lâm sàng, bộ danh mục chỉ số cận lâm sàng để áp dụng trong hồ sơ bệnh án điện tử. Bộ cũng giao Cục Quản lý y, dược cổ truyền chủ trì hoàn thiện bộ danh mục về chuyên môn, thuật ngữ lâm sàng lĩnh vực y, dược cổ truyền để áp dụng trong hồ sơ bệnh án điện tử, hoàn thành trong tháng 4/2025.

Theo Điều 3, Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về nguyên tắc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử, mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Với mô hình này, người bệnh có thể đăng ký khám không cần giấy, bác sĩ kê đơn điện tử, dữ liệu bệnh nhân cũng liên thông với bảo hiểm. Không chỉ tối ưu hóa quy trình chuyên môn, bệnh án điện tử hỗ trợ công tác quản trị bệnh viện, giảm tải cho nhân viên y tế, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, trên địa bàn có 9 bệnh viện đã thẩm định bệnh án điện tử và 7 bệnh viện sắp triển khai. Đồng bộ hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện là yếu tố then chốt để liên kết và khai thác hiệu quả các dữ liệu này, hướng tới xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng người dân thành phố. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội