Dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ liên tục bị phát hiện (Ảnh minh họa)
60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng
Khuyến khích nuôi trồng dược liệu cho ngành y học cổ truyền
Tràn dược liệu nhập từ Trung Quốc
Doanh nghiệp TPCN muốn hội nhập TPP: Đầu tư dược liệu!
Cụ thể, theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế tại Hội nghị Tăng cường kiểm soát chất lượng và nguồn gốc dược liệu tổ chức ngày 14/9, một số vụ việc nổi bật bao gồm:
Ngày 18/8/2015, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã bắt và thu giữ xe ô tô chở 68 loại dược liệu với tổng khối lượng 1.697kg. Tất cả các loại dược liệu trên được khai báo bởi nhiều chủ hàng khác nhau và không có hóa đơn bán hàng cụ thể. Tới ngày 24/8/2015, Công an huyện Gia Lâm tiếp tục bắt và thu giữ xe ô tô vận chuyển 90 loại dược liệu với tổng khối lượng 1.223kg, không có hóa đơn mua hàng và nguồn gốc xuất xứ cụ thể.
Đặc biệt, ngày 23/12/2015, các đơn vị chức năng tại TP.HCM đã tiến hành kiểm tra và phát hiện hàng loạt dược liệu có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc Nam; Một số dược liệu có nguồn gốc Bắc chưa có hồ sơ chứng minh phù hợp; Một số dược liệu kém chất lượng, chưa thực hiện đúng quy định của việc xử lý hàng hóa kém chất lượng.
Ngày 05/01/2016, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tinh tế và tham nhũng đã thu giữ xe ô tô đang vận chuyển 238 loại dược liệu chưa rõ nguồn gốc. Ngày 19/01/2016, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng đã thu giữ xe ô tô vận chuyển 59 loại dược liệu với tổng khối lượng 10.120kg chưa rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mới đây nhất, vào ngày 31/05/2016, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường đã phát hiện xe tải đang vận chuyển 18 loại dược liệu với tổng số lượng gần 9 tấn dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ... cùng hàng loạt vụ việc phát hiện và xử lý khác.
Trong thời gian tới, các lực lượng chức năng sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để tăng cường kiểm tra và kịp thời phát hiện các các nhân, cơ sở vận chuyển và kinh doanh dược liệu không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Bình luận của bạn