Doanh nghiệp TPCN muốn hội nhập TPP: Đầu tư dược liệu!

Doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và tiêu chuẩn hóa việc trồng và sản xuất dược liệu

Dược liệu sạch - Hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp

Dược liệu sạch – “Chìa khóa vàng” cho nhà sản xuất TPCN

Chè dây - dược liệu quý trong điều trị bệnh dạ dày

Phát triển ngành TPCN từ nguồn dược liệu

Khó chồng khó

Chào ông, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì các doanh nghiệp TPCN Việt Nam sẽ có những cơ hội và thách thức như thế nào?

Thay đổi quan niệm về trồng dược liệu, đấy là một cây thực phẩm, đấy là vấn đề của nông nghiệp, bảo tồn phương pháp thâm canh có hoạt chất và việc xác đinh chất đánh dấu là chìa khóa giúp doanh nghiệp hội nhập TPP.
DS. Phạm Tuấn Hùng
Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ

Trước tiên, phải hiểu rõ TPP là một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp với thị trường xuất khẩu lên tới 800 triệu dân và 40% GDP của toàn thế giới. Rõ ràng, đây là một cơ hội lớn không chỉ cho các doanh nghiệp TPCN mà còn là cơ hội đối với tất cả các ngành khác của chúng ta. Khi Việt Nam là thành viên của TPP, những ưu đãi về thuế quan đối với sản phẩm có thể giảm bằng 0 hoặc gần bằng 0, chính sách đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ,… sẽ là những thuận lợi cho sự phát triển nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng thời cơ mà TPP đem lại.

Tuy nhiên, cũng phải nói khi tham gia TPP doanh nghiệp cũng gặp phải không ít thách thức. Đầu tiên, đây là một hiệp định lớn với nhiều điều khoản và quy tắc nhưng doanh nghiệp lại không có được thông tin đầy đủ, không biết được trong 30 chương của Hiệp định thì doanh nghiệp mình thuộc trong những chương nào hay những chủ trương của Chính phủ khi đàm phán là như thế nào? Có ảnh hưởng tới doanh nghiệp hay không?… Chính vì vậy, doanh nghiệp TPCN nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung gần như hoàn toàn “bị động” trước sân chơi này và chưa có sự chuẩn bị thực sự để bước vào sân chơi này.

Một vấn đề khác, TPP kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nguyên liệu sản phẩm, nghĩa là, nếu một doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thì mới được hưởng mức thuế bằng 0, còn không thì vẫn sẽ phải chịu mức thuế như bình thường. Điều này cũng là một vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp. Tôi lấy ví dụ như thế này: Trong một sản phẩm Đông dược của Trường Thọ có tới 15 loại dược liệu. Thì với quy định xuất xứ như vậy, chắc chắn chúng tôi không thể tự trồng và cung cấp đủ 15 loại dược liệu này được. Một doanh nghiệp trồng được một loại dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn đã là việc rất khó rồi. Và đương nhiên chúng tôi sẽ phải mua dược liệu từ bên ngoài để phục vụ sản xuất. Vậy làm sao chúng tôi chứng minh được nguồn gốc của cả 15 loại dược liệu chỉ trong một sản phẩm?

Đối với mỗi doanh nghiệp, sẽ luôn có 3 vấn đề cần quan tâm. Một là thị trường nội địa, hai là thị trường xuất khẩu và ba là cạnh tranh trong thị trường nội địa. Khi Việt Nam là thành viên của TPP, làm thế nào để các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài, để không bị thua thiệt ngay trên sân nhà sẽ là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp phải “lo lắng”. Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, các doanh nghiệp TPCN nước ngoài đã sản xuất TPCN ở một “tầm” cao hơn hẳn chúng ta về nhiều mặt như: Trang thiết bị tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại, nguyên liệu công nghệ sinh học… Trong khi đó, hơn 90% các doanh nghiệp TPCN Việt Nam là vừa và nhỏ, công nghệ không có, năng suất hạn chế, trang thiết bị lạc hậu. Rõ ràng là khi các sản phẩm ngoại này vào thị trường nội địa sẽ là một sức ép rất lớn và nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chịu cải tiến công nghệ thì mất thị phần là điều rất dễ xảy ra.

Vậy trước những cơ hội và thách thức đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần phải có những sự chuẩn bị như thế nào để không bị để không bị thua thiệt dù có lợi thế “sân nhà” thưa ông?

Doanh nghiệp TPCN trong nước sẽ cần cải tiến về công nghệ, năng suất, quy trình nghiên cứu và nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm đạt được các tiêu chuẩn khắt khe mà TPP đề ra. Tuy nhiên, để làm được điều này doanh nghiệp lại rất cần những định hướng và hỗ trợ từ nhà nước, từ các cơ quan chức năng.

Vậy, theo ông, Nhà nước cần hỗ trợ gì để doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng và chủ động khi gia nhập TPP?

Để doanh nghiệp Việt đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và không bị “sốc” khi tham gia “sân chơi lớn” TPP thì Nhà nước và các cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp về những định hướng về sản phẩm (ví dụ, TPCN là nâng cao thể trạng của cơ thể hay là điều trị nâng cao thể trạng ở một vài chức năng của cơ thể), tập huấn cho doanh nghiệp dựa trên những nhận định về xu hướng phát triển của ngành TPCN trên thế giới. Và để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải làm gì?

Hơn nữa, Tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất TPCN (GMP-TPCN) luôn được coi là “tấm vé thông hành” để các sản phẩm TPCN trong nước có thể hội nhập và cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Như vậy, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cần đưa ra lộ trình GMP, hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp làm theo. Và nếu doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chuẩn ISO thì khi áp dụng Nguyên tắc GMP-TPCN sẽ được “ưu đãi” như thế nào, ví dụ như thời hạn giấy phép đăng ký hay hỗ trợ về vốn…

Nếu cơ quan quản lý làm tốt vai trò định hướng này thì doanh nghiệp TPCN Việt Nam sẽ phát triển rất tốt trong giai đoạn mới.


Đầu tư dược liệu: Hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt?

Có nhiều ý kiến cho rằng, hướng đi mới cho các doanh nghiệp TPCN Việt Nam có thể hướng đến là phát triển nguồn dược liệu đạt chuẩn. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Theo tôi, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khác về trồng dược liệu, phải coi đó như một loại cây thực phẩm chứ không đơn thuần chỉ là dược liệu. Khi chúng ta thay đổi quan niệm về cây dược liệu, coi dược liệu như là một cây thực phẩm, thì chúng ta sẽ có những thay đổi về giống, về trồng trọt, thu hái và cũng không kỳ vọng nó nhiều quá. Chính việc kỳ vọng quá nhiều vào cây dược liệu khiến các chương trình dược liệu cũng vì thế mà bị thất bại. 

Thứ hai là doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và tiêu chuẩn hóa việc trồng và sản xuất dược liệu. Muốn trồng được dược liệu tốt thì phải có tập quán tốt, trong khi tất cả các vùng trồng dược liệu nông dân mình đều không có tập quán. Vì sao lại như vậy? Tại các nước phát triển như châu Âu, nói về trồng dược liệu họ rất coi trọng việc có một nguồn giống ổn định, giữ được đa dạng sinh học và bảo tồn sinh học. Ví dụ như thế này: Cây đương quy mọc ở vùng đất nào, người ta trồng hàng trăm năm, hàng nghìn năm có chất lượng thì phải được trồng ở những vùng đất như vậy, với quy trình trồng, thu hái và sơ chế như vậy để bảo tồn được chất lượng hoạt chất, đặc biệt là chất đánh dấu của dược liệu.

Chất đánh dấu…?

Đúng vậy. Đối với các loại dược liệu thì việc xác định được chất đánh dấu là vô cùng quan trọng. Đó là chất để xác định chính xác đó là loại dược liệu mà chúng ta đang trồng. Và để trồng được cây dược liệu tốt, không phải dược sỹ hay bác sỹ có thể trồng được mà phải là người nông dân. Tuy nhiên, để người nông dân có được tập quán tốt, có sự lan tỏa, trồng dược liệu đạt chất lượng phải ổn định cuộc sống cho người ta trước. Ví dụ, bình thường người nông dân trồng 1ha ngô được 8 - 10 triệu đồng, thì doanh nghiệp phải bảo tồn được thu nhập của họ khi trồng dược liệu trên 1ha này, phải đạt tối thiểu 8 - 10 triệu đồng và rồi từ đó mới tăng thêm thu nhập. Có như vậy, người nông dân mới có sự ổn định về đời sống và tiếp tục trồng dược liệu cung cấp cho doanh nghiệp.

Vậy, ông có thể chia sẻ, đến thời điểm này Công ty Dược Trường Thọ đã có sự chuẩn bị như thế nào để đón nhận TPP? Và những định hướng của công ty trong khoảng thời gian tiếp theo như thế nào?

Hiện nay, Dược Trường Thọ đang phát triển nguyên liệu dược liệu là bột Konjac với thành phần chính là Glucol Manan, được chiết xuất từ cây nưa. Đây là một chất xơ bình thường nhưng có 2 ưu điểm: Thứ nhất là độ trương nở rất lớn lên tới 200 lần. Thứ hai, là chất không chứa năng lượng, protein, glucid,… vì vậy có thể được ứng dụng để chế biến các thực phẩm ăn kiêng như: Bún, đậu phụ, kể cả thạch,… Đặc biệt, bột Konjac được sử dụng rất nhiều tại Nhật Bản và được sử dụng để chế biến tới hơn 1.000 loại thực phẩm. Dược Trường Thọ đang hướng tới thị trường tiềm năng này.

Ba năm trồng và sản xuất Konjac tại Việt Nam, bán cho một thị trường phát triển, chúng tôi  nhận thấy rằng: Cây nưa có thể trồng và phát triển rất tốt ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng miền núi. Phát triển nguồn nguyên liệu này thay thế cho việc phải nhập khẩu từ các quốc gia khác và phát triển các thực phẩm và thực phẩm chức năng để phục vụ người Việt Nam với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại và nguyên liệu của Nhật.

Khánh Hạ - Quang Tuấn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện