- Chuyên đề:
- Suy tim
Để phòng ngừa bệnh tim, nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt
Bị bệnh tim có nên mang thai?
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến suy tim
Thuốc chẹn beta cho người bệnh suy tim
Trái tim không "ưa" người mập!
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Theo những gì tôi được biết thì đường không trực tiếp gây hại cho tim. Tuy nhiên, đường chắc chắn ảnh hưởng gián tiếp tới trái tim bởi nó là nguyên nhân đứng sau bệnh đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa, cholesterol cao… Đó đều là các yếu tố là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Béo phì
Calorie dư thừa là góp phần gây béo phì. Trong khi đó, đường trong thực phẩm là nguồn chính tạo ra calorie dư thừa. Những người bị thừa cân và béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Những tế bào chất béo tạo ra các kích thích tố có thể di chuyển vào trong máu và gây hại cho trái tim. Càng nhiều tế bào chất béo, nồng độ các kích thích tố có hại càng cao.
Bệnh đái tháo đường
Sự xuất hiện của nước ngọt đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng của bệnh đái tháo đường type 2. Nguyên nhân là do đường trong nước ngọt được tiêu hóa rất nhanh chóng. Đường có mặt trong dạ dày, ruột và ngay lập tức được chuyển vào máu khiến đường huyết tăng vọt, đặt gánh nặng lên tuyến tụy.
Khi mắc bệnh đái tháo đường type 2, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ cao hơn
Tuyến tụy là một cơ quan nằm gần gan và mật. Một trong những chức năng quan trọng của tuyến tụy là tạo ra insulin – hormone kiểm soát đường huyết bằng cách đưa đường glucose vào tế bào để tế bào sử dụng làm năng lượng. Lạm dụng đồ ngọt khiến đường máu tăng lên liên tục, lâu dầu sẽ khiến tuyến tụy bị kiệt sức và dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
Khi mắc bệnh đái tháo đường type 2, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Cholesterol
Cũng như béo phì và đái tháo đường thì cholesterol là một yếu tố quan trọng quyết định nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ăn quá nhiều đường làm giảm HDL cholesterol (cholesterol “tốt”) và tăng chất béo trung tính triglycerides có hại.
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ, là dấu hiệu cảnh báo rằng nguy cơ mắc bệnh tim đang tăng mạnh. Nước ngọt có đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) trên gần 90.000 người cho thấy những người uống trung bình 1 lon nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn 23% so vói những người không uống. Nguy cơ cao hơn ở những người uống 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh được đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhồi máu cơ tim.
Như vậy, đường dù không trực tiếp gây bệnh tim mạch nhưng lại tác động đến các yếu tố nguy cơ của bệnh. Bạn cần hiểu được điều này và hạn chế ăn/uống đường để bảo vệ trái tim.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn