- Chuyên đề:
- Suy tim
Ông Nguyễn Đức Thịnh (sinh năm 1947, trú tại phường Bãi Bông, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)
Ngừa suy tim trở nặng, cách nào?
Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng
20 phút đi bộ mỗi ngày cải thiện chứng suy tim
Ăn gì để phòng bệnh suy tim?
Tìm đến nhà ông Thịnh từ sáng sớm trong một ngày cuối tuần. Biết chúng tôi đến, ông nghỉ đưa hàng một hôm. Ông Thịnh đang chuẩn bị lô chè cho chuyến giao hàng sớm hôm sau, 4 giờ sáng đi, 12 giờ trưa về. Ngày đi 100km, chiều vẫn chăm vườn tược, cây cối hàng ngày. “Cũng mệt, nhưng còn đỡ hơn thời gian trước nhiều đấy. Trước kia, đến thở với tôi còn rất khó khăn”, ông Thịnh chia sẻ.
“Tôi từng tuyệt vọng lắm!”
Trong câu chuyện, có vẻ mỗi lần nhớ lại những ngày tháng đau yếu, bệnh tật, đôi mắt ông Thịnh lại đỏ hoe, ầng ậc nước. Không phải vì sự yếu đuối mà đó là cảm giác bất lực trước bệnh tật, trước những đau đớn dồn dập ập đến với gia đình ông.
Ông kể, khoảng năm 1990, ông bắt đầu thấy người rất yếu và mệt. Không chịu được, 3 năm sau ông phải xin về hưu sớm. Đến năm 1995, trong một lần đi khám, bác sỹ phát hiện chính xác ông bị rối loạn nhịp tim. Mặc dù đã tuân thủ điều trị và uống thuốc đều đặn, bệnh vẫn cứ nặng dần lên. Từ năm 1998, ông Thịnh phải nằm viện liên tục, lê lết hết Bệnh viện C Thái Nguyên cho tới Bệnh viện Bạch Mai, mỗi lần 1 – 2 tháng nhưng bệnh cũng không khả quan hơn là bao. Năm 2002, ông được chẩn đoán suy tim, sức khỏe suy sụp, cơ thể sút tới 10kg, làm gì cũng cảm thấy mệt và khó thở.
Ông Thịnh vẫn nhớ rõ từng thay đổi trên cơ thể do căn bệnh suy tim gây ra: Bàn chân, bàn tay phù lên, da xanh, thiếu sức sống. Dấu hiệu rõ nhất là đau nhói từng cơn ở ngực, nhiều lúc đang ngồi phải đứng lên để thở. Ngay cả giấc ngủ cũng không yên vì khó thở. Có những đêm, ông ngủ ngồi, lót chăn ở lưng, người rướn lên để thở và vợ ông phải vuốt lưng cho ông suốt đêm mới đỡ hơn một chút. Cơ thể ông càng ngày càng gầy yếu.
Ông Thịnh lần giở từng trang sổ y bạ, kể cho chúng tôi nghe về quãng thời gian u tối nhất cuộc đời mình
Nhấp một ngụm trà nóng, ông Thịnh hồi tưởng lại quãng thời gian u tối nhất cuộc đời mình: “Sức khỏe tôi ngày càng yếu. Cả nhà chẳng để tôi phải làm việc gì, nhưng cứ nhìn vợ, nhìn con, tôi lại cảm thấy tuyệt vọng. Đến năm 2005, bệnh của tôi chuyển sang độ 4. Chưa hết bàng hoàng vì bệnh chuyển nặng, tôi lại chịu cú sốc lớn: Vợ tôi ra đi trước tôi. Tôi suy sụp hoàn toàn. Vợ mất rồi, tôi sợ mình cũng ra đi khi con cái chưa trưởng thành. Tôi bi quan đến mức cùng cực. Lo nhất là cho con gái cả, bị câm điếc do ảnh hưởng của chất độc da cam. Ai sẽ thay tôi chăm sóc con?”. Tôi cảm nhận được toàn bộ quãng thời gian tuyệt vọng đó hiện trên đôi mắt của ông.
Ông Nguyễn Đức Thịnh chia sẻ: “70 tuổi đến nơi rồi, đáng lẽ phải sinh hoạt như các cụ lâu rồi nhưng nhiều lúc tôi cảm thấy mình như thanh niên. Nhờ dùng thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang và ăn uống, luyện tập điều độ, tôi mới khỏe và làm được như thế này”.
“Ngày nhà tôi mất, tôi gần như suy sụp hoàn toàn. Trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ tại sao số phận lại trớ trêu như vậy? Vợ mất rồi, bệnh của tôi không có thuốc chữa. Nếu tôi cũng ra đi, các con chưa trưởng thành biết phải trông cậy vào ai? Lo nhất là cô con gái cả (bị câm điếc do ảnh hưởng của chất độc màu da cam), ai sẽ thay tôi chăm lo cho con?”. Nhìn ông lúc này, dường như toàn bộ sự tuyệt vọng của thời gian đó lại hiển hiện trên khuôn mặt.
“Thế mà ông trời không bắt tôi phải chết”
Lật giở các kết quả kiểm tra sức khỏe gần đây, ông Thịnh cười nói: “Bình thường giờ này tôi đang ở Hà Nội giao chè, đến khoảng 12h trưa mới phóng xe về. Về đến nhà ăn vội bát cơm, nghỉ ngơi một lúc rồi lại làm tiếp cho đến tối. Mỗi ngày phấn đấu vun 3 gốc chuối, khi nào mệt thì nghỉ. Hôm nào cũng vậy, ngày mới thường bắt đầu lúc 3 giờ sáng. Nói vậy để các cháu hiểu là khoảng 2 – 3 năm trở lại đây, tôi đã khỏe hơn rất nhiều, nhưng không phải là nhờ phép màu nào đâu nhé!”, ông cười.
Chuyện là, khoảng 4 năm trước, ông tình cờ đọc được một bài báo viết về một bệnh nhân suy tim như ông đã khỏe lên nhờ sử dụng kết hợp sản phẩm thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang, giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy tim và kéo dài tuổi thọ, với thuốc điều trị. Sau khi hỏi ý kiến bác sỹ, ông Thịnh mua Ích Tâm Khang về uống kèm theo các thuốc mà bác sỹ kê cho. Kết hợp với đó, ông tập luyện theo đúng hướng dẫn (đi bộ hàng ngày, quãng đường tăng dần) rồi cố gắng bồi bổ với những món ăn tốt cho bệnh lý theo tư vấn của bác sỹ.
Giờ đây ông Thịnh đã có thể làm được nhiều việc, từ chăm sóc gia đình, nuôi lợn gà, làm chè và đi giao hàng ở Hà Nội
“Sức khỏe của tôi cải thiện dần dần nhé. Sau 1 năm dùng Ích Tâm Khang, các biểu hiện của bệnh suy tim gần như không còn. Hơn 2 năm nay tôi cảm thấy khỏe đến 80%, các triệu chứng như đau nhói, hồi hộp, choáng, ngất cũng giảm hẳn. Các chỉ số huyết áp, mỡ máu cũng đã trở lại bình thường. Gần đây đi khám, bác sỹ bảo bệnh suy tim của tôi đã ổn định, không phải uống thuốc nữa nhưng bác sỹ có khuyên tôi duy trì uống Ích Tâm Khang. Bạn bè lâu không gặp thì ngạc nhiên hỏi sao dạo này ông hồng hào khỏe mạnh thế, nghe vậy tôi cũng thấy vui lắm”, ông mừng rỡ.
Hiện tại, ông sống với người con gái cả - vừa làm cha, vừa làm mẹ và quán xuyến việc gia đình. Ngôi nhà nhỏ của ông lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp và đầy ắp cảm giác ấm cúng. Bên cạnh làm việc, ông còn một niềm vui nho nhỏ nữa là chia sẻ “bí quyết” chiến thắng bệnh suy tim với những người có cùng cảnh ngộ như mình. Có lẽ, đó là cách để ông cảm ơn cuộc sống này đã cho ông cơ hội được sống, được thực hiện tiếp thiên chức của người cha...
Bình luận của bạn