Trái tim không "ưa" người mập!

Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch

Suy tim ở trẻ em: Nhận biết và điều trị thế nào?

Có phải bị suy tim là không còn cơ hội cứu chữa?

Bệnh suy tim là gì?

Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và chẩn đoán

Theo thống kê, trong năm 2015, có hơn 5 triệu người Mỹ trưởng thành đang phải sống chung với bệnh suy tim và dự đoán đến năm 2030, con số này sẽ vượt quá 8 triệu. Vì sao một đất nước có nền y tế hiện đại như Mỹ lại có tỷ lệ mắc bệnh suy tim cao như vậy? Đó là do đất nước này đang phải hứng chịu đợt tấn công của "đại dịch" béo phì.

Các dạng bệnh suy tim

Có hai loại suy tim chính là suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Khi bị suy tim tâm thu, trái tim không thể bơm máu bình thường do cơ tim bị yếu đi, tình trạng này làm giảm phân suất tống máu của tim (lượng máu được bơm ra khỏi tâm thất trái trong một lần co bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong thất trái trước đó, đây là thước đo chức năng bơm máu của tim).

Suy tim tâm trương, hay bệnh suy tim có phân suất tống máu bình thường xảy ra khi tim không thể bơm máu bình thường do cơ tim bị cứng.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh suy tim tâm trương và bệnh suy tim tâm thu, trong đó, các yếu tố nguy cơ chung bao gồm huyết áp cao, bệnh mạch vành và béo phì.

Bệnh suy tim cũng có thể dẫn đến triệu chứng phù hoặc khó thở, được gọi là suy tim sung huyết. Các triệu chứng này xảy ra khi tim không bơm máu được bình thường khiến chất lỏng bị tích tụ trong phổi (gây khó thở) hoặc tích tụ ở chân (gây sưng và khó chịu).

Béo phì và bệnh suy tim

Béo phì và lối sống lười vận động khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch hơn

Béo phì có thể dẫn đến các bệnh khác là nguyên nhân của bệnh suy tim, chẳng hạn đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành. Không chỉ vậy, bản thân béo phì cũng đã có thể dẫn đến bệnh suy tim giai đoạn A!

Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người bị suy tim giai đoạn A "có nguy cơ cao bị suy tim nhưng không có bệnh tim do cấu trúc hoặc các triệu chứng của bệnh suy tim".

Vì vậy, những người bị béo phì cũng đồng thời đang bị bệnh suy tim giai đoạn A. Khi có thêm các triệu chứng của bệnh suy tim hoặc bệnh tim do cấu trúc, họ sẽ tiến sang giai đoạn sau của bệnh suy tim (giai đoạn từ B đến D).

Béo phì làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Viêm là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Do đó, béo phì có thể ảnh hưởng tới mọi "ngóc ngách" của hệ thống tim mạch và làm tổn thương trái tim.

Thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện thể dục thể thao và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân là cách tốt nhất để phòng ngừa béo phì và bệnh suy tim.

Kim Chi H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch