Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây thế nào mới tốt?

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn trái cây, nhưng nên chú ý ăn vừa phải

Dùng thuốc thế nào để giảm đau do biến chứng thần kinh đái tháo đường?

Tê tay chân có phải biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường không?

Chỉ số đường huyết an toàn cho người bệnh đái tháo đường bị suy thận

Những nguy cơ biến chứng nào người bệnh đái tháo đường có thể phải đối mặt?

ThS.BS. Nguyễn Huy Cường, Nguyên Phó Trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường không cần phải kiêng bất cứ một loại trái cây nào. Hay nói cách khác, loại trái cây nào người bệnh đái tháo đường cũng có thể ăn được, chỉ là nên chú ý tới lượng thực phẩm mình ăn vào để có thể kiểm soát đường huyết tốt.

Trong hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường, nhưng bên cạnh đó chúng cũng chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và muối khoáng. Do đó, ăn trái cây vẫn có lợi cho sức khoẻ của người bệnh.

Các loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường

Các loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường

Thông thường, các loại trái cây tươi đều chứa ít đường hơn so với các thực phẩm giàu tinh bột. Ví dụ như 100gr các loại trái cây ngọt nhất (như chuối, xoài, nho, na, mít…) cũng chỉ chứa khoảng 15gr đường. Các loại quả ít đường hơn (như táo, cam, dứa, dưa…) thậm chí còn chứa ít đường hơn nữa.

Trong khi đó, 100gr các thực phẩm giàu tinh bột thường chứa nhiều đường hơn, ví dụ như khoai tây chứa 12gr đường, khoai sọ 24gr, khoai lang 26gr, bún 25gr, bánh phở 35gr, bánh mì 50gr đường… 

Do đó, xét theo khối lượng, ăn các loại hoa quả, trái cây tươi sẽ cung cấp ít đường hơn cho cơ thể so với các thực phẩm giàu tinh bột. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường không nên vì vậy mà chủ quan, ăn quá nhiều các loại trái cây. 

 

Bạn nên khuyên bà chú ý cân đối các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Nếu ăn nhiều trái cây thì nên giảm bớt, thậm chí là không ăn các thực phẩm giàu tinh bột. Ví dụ trong bữa ăn sáng, người bệnh đái tháo đường có thể ăn 2 quả trứng vịt lộn và 1 quả cam là đã đủ dưỡng chất cho cơ thể. Trong trường hợp đường huyết của bà bạn đang ở ngưỡng cao, ăn ít tinh bột như vậy sẽ có lợi hơn.

Tuy nhiên, nếu đường huyết đang ở ngưỡng thấp (ví dụ như chỉ khoảng 4mmol/L), bà nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu tinh bột để đưa đường huyết về ngưỡng an toàn. 

Khi lựa chọn thực phẩm, người bệnh đái tháo đường cần linh hoạt hoán đổi giữa các nhóm thực phẩm cho phù hợp. Ví dụ như có thể thay 200gr xoài bằng 1/2 bát cơm vì chúng đều chứa khoảng từ 30 - 35gr đường. Bà không nên ăn hoa quả thay thế hoàn toàn cho cơm, nhưng nên lưu ý nếu ăn thêm trái cây thì nên giảm bớt lượng cơm trong bữa ăn thường ngày.

Bạn cũng nên nhắc bà đo đường huyết sau khi ăn để xem việc thêm bớt thực phẩm thế nào là hợp lý. Người bệnh đái tháo đường nên duy trì được đường huyết sau ăn trong ngưỡng dưới 11mmol/L là tốt nhất.

Chúc gia đình bạn sức khoẻ!

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị