- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Thực phẩm giàu carbohydrate ảnh hưởng thế nào tới tình trạng bệnh đái tháo đường?
Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân cho người bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường type 2, biến chứng thận có nguy hiểm không?
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận
Bị đái tháo đường kèm bệnh tim, không dùng thuốc được không?
Carbohydrate là gì?
Carbohydrate là dưỡng chất thiết yếu, giúp cung cấp calorie (năng lượng) cho cơ thể. Đặc biệt, carbohydrate cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường huyết.
Các loại thực phẩm sau đây thường có chứa carbohydrate:
- Rau củ, trái cây: Các loại rau củ có hàm lượng tinh bột cao như khoai tây, sắn, khoai mỡ, ngô và đậu Hà Lan thường chứa lượng carbohydrate cao hơn. Các loại rau khác có chứa một lượng nhỏ carbohydrate. Tất cả các loại trái cây, bao gồm cả trái cây tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô và nước trái cây đều chứa carbohydrate.
- Ngũ cốc: Gạo, mì ống, bánh mì, bánh quy, hạt quinoa, yến mạch… đều là những thực phẩm chứa carbohydrate.
- Đồ ăn vặt như bánh kẹo, khoai tây chiên, bim bim… cũng chứa carbohydrate.
- Một số thực phẩm khác: Các loại đậu (như đậu lăng), sản phẩm từ sữa… cũng chứa carbohydrate.
Carbohydrate ảnh hưởng thế nào tới những người mắc bệnh đái tháo đường?
Sau khi ăn vào, carbohydrate trong thực phẩm sẽ được cơ thể tiêu hóa, biến thành đường glucose. Glucose sau đó sẽ được hấp thụ vào máu, rồi từ máu đi tới khắp các tế bào trong cơ thể, với sự trợ giúp của hormone insulin (được sản sinh ở tuyến tụy). Tại các tế bào, glucose sẽ được dùng để tạo thành năng lượng.
Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ không thể đưa được glucose từ máu vào tế bào một cách hiệu quả. Nguyên nhân có thể do cơ thể không có đủ insulin (đái tháo đường type 1), hoặc do tế bào bị kháng insulin, không thể sử dụng được hormone này hiệu quả (đái tháo đường type 2).
Khi glucose không thể vào được tế bào, chúng sẽ ở lại trong máu và khiến đường huyết tăng cao. Nếu không sớm kiểm soát đường huyết, người bệnh đái tháo đường sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Các loại carbohydrate: Đường, tinh bột và chất xơ là gì?
Đường, tinh bột và chất xơ là 3 loại carbohydrate. Tuy nhiên, trong khi đường và tinh bột có thể làm tăng lượng đường huyết, chất xơ lại không ảnh hưởng gì tới chỉ số này.
Đường
Đường là thành phần làm cho thức ăn có vị ngọt. Đường có thể có mặt một cách tự nhiên trong sữa và các loại trái cây, hoặc được thêm vào một số thực phẩm như bánh kẹo, đồ ngọt. Mật ong, siro, đường trắng, đường nâu… là những ví dụ điển hình về đường.
Do đường có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng, người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên hạn chế các thực phẩm nhiều đường (trừ trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết quá mức).
Theo đó, đường không nên chiếm quá 10% tổng lượng calorie từ thực phẩm. Ví dụ, nếu một ngày bạn ăn vào 2.000 calorie, không nên ăn quá 50gr đường (tương đương với khoảng 3,5 thìa canh đường) trong ngày hôm đó. Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm để tính toán cho phù hợp.
Tinh bột
Tinh bột là loại carbohydrate có trong ngũ cốc (gạo, mì ống, bánh mì, bánh quy), trong một số loại rau củ (như khoai tây, khoai mỡ, sắn, ngô) và các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan).
Tinh bột có thể khiến đường huyết tăng lên, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh đái tháo đường phải tránh chúng hoàn toàn. Theo đó, tùy vào khối lượng cơ thể, các loại thuốc và mức độ hoạt động thể chất của từng người mà bác sĩ có thể tư vấn cho bạn lượng carbohydrate phù hợp cần bổ sung trong bữa ăn.
Người bệnh đái tháo đường cũng nên chọn thực phẩm chứa carbohydrate “phức tạp” như bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt… để khiến đường huyết tăng lên chậm hơn sau khi ăn.
Chất xơ
Chất xơ không làm tăng lượng đường huyết. Đặc biệt, với người bệnh đái tháo đường, chất xơ hòa tan trong thực phẩm còn có thể giúp kiểm soát đường huyết, kiểm soát nồng độ mỡ máu tốt hơn. Điều này rất quan trọng vì nồng độ mỡ máu cao là một yếu tố nguy cơ gây tiến triển bệnh đái tháo đường.
Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các thực phẩm như: Lúa mạch; Trái cây (táo và lê); Các loại đậu; Yến mạch; Các loại rau như cà tím, đậu bắp…
Vi Bùi (Unlockfood)
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn