Mãng cầu xiêm có tác dụng gì?
Lá mãng cầu xiêm có chữa được bệnh ung thư?
Trẻ nguy kịch vì hạt mãng cầu gây tắc phế quản
Lợi ích từ trái mãng cầu
Quả na và những lợi ích sức khỏe cho người đái tháo đường
Mãng cầu Xiêm là loại cây dân dã, dễ trồng ở miền Tây hay đồng bằng sông Cửu Long. Mãng cầu xiêm ra hoa và kết trái vào cuối mùa Hè và đầu mùa mưa (tháng 10). Mãng cầu Xiêm tuy là cây bình dị nhưng có nhiều tác dụng trị liệu trong y học cũng như trong dinh dưỡng chế biến món ăn.
Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của mãng cầu Xiêm trong infographic dưới đây:
Mãng cầu Xiêm còn được gọi là superfruit/siêu trái cây, không chỉ vì chúng chứa rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin B, C, các khoáng chất như calci, phospho có khả năng giúp giảm các bệnh về mắt, điều trị nhiễm trùng và thậm chí còn có thể chống lại ung thư.
Mãng cầu Xiêm ăn như thế nào?
Bạn có thể ăn mãng cầu Xiêm khi chúng chín, chỉ ăn phần thịt, không ăn hạt. Ngoài ra, quả còn được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn, như: Làm bánh ngọt, làm kem, làm món tráng miệng, kem sữa, bánh kẹo, sinh tố, soup, thậm chí còn có thể xào hoặc chiên như rau.
Tác hại tiềm năng khi ăn mãng cầu Xiêm
Bà bầu ăn mãng cầu xiêm là điều nên tránh. Bên cạnh đó, không uống thực phẩm chức năng có thành phần mãng cầu Xiêm nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú.
Hạt mãng cầu Xiêm chứa gần 50% một loại dầu có chất độc có thể gây ra viêm mắt nghiêm trọng, vì vậy không nên ăn hạt của loại quả này.
Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering (Mỹ) đã cảnh báo ăn quá nhiều mãng cầu Xiêm có thể gây rối loạn chức năng thần kinh, kết nối với bệnh Parkinson. Điều đó là do hợp chất annonacin - một chất độc thần kinh mạnh được tìm thấy trong trái cây và hạt mãng cầu Xiêm. Tuy nhiên, trong năm 2010, các cơ quan an toàn thực phẩm của Pháp đã báo cáo rằng không có nghiên cứu nào xác nhận bất kỳ các liên kết đến các rối loạn thần kinh và mãng cầu Xiêm.
Bình luận của bạn