- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Vàng mắt là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình hình sức khỏe!
Những “sát thủ giấu mặt” trong chế độ ăn của người bệnh gan mật
Chuyên gia mách cách tránh bị gan nhiễm mỡ
Coi chừng 10 yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh gan
12 bước ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở tuổi già
Mức độ quá cao của bilirubin trong máu là nguyên nhân gây ra vàng da, vàng mắt. Đây là một chất thải màu vàng được tìm thấy trong mật, gan. Khi có quá nhiều bilirubin trong máu, nó có thể xâm nhập vào các mô xung quanh như da, mô mắt và khiến nó có màu vàng.
Nguyên nhân gây vàng mắt ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến vì gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Bilirubin thường hình thành nhanh và nhiều, gây ra vàng da. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bị vàng mắt.
Khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng sau: Da vàng, hay cáu gắt, rối loạn ăn uống, sốt… cần đưa con đi khám bác sỹ ngay lập tức.
Hầu hết các trường hợp vàng da sơ sinh là vô hại và sẽ giải quyết được khi gan của bé trưởng thành.
Nguyên nhân gây vàng mắt ở trẻ lớn và người lớn:
Có 3 nguyên nhân có thể gây vàng mắt ở trẻ lớn và người lớn là:
- Bệnh vàng mắt do tổn thương tế bào gan:
Tế bào gan bị tổn thương làm cho mật ở các vi mật quản dễ thẩm thấu vào các vi huyết quản, cùng với đó là các vị trí mật quản cũng bị tổn thương, tiết nhiều chất nhầy làm thành các nút nhầy gây tắc các vi mật quản đó, gây ra hiện tượng vàng mắt.
- Bệnh vàng mắt do tắc mật:
Khi mật bị tắc, không xuống được ống tiêu hóa nên ứ lại trong gan và thấm vào máu làm tăng bilirubin máu, gây ra vàng mắt.
- Bệnh vàng mắt do tan huyết:
Khi hồng cầu bị vỡ nhiều đã giải phóng rất nhiều bilirubin và gây ra hiện tượng vàng mắt.
Ngoài ra, viêm tụy (sự nhiễm trùng của tuyến tụy gây ra nó sưng lên có thể dẫn đến bệnh vàng da, vàng mắt); bệnh ung thư (một số ung thư có thể gây vàng da, vàng mắt, bao gồm ung thư gan và ung thư tụy.)
Trẻ em lớn và người lớn có thể nhận thấy vàng da, vàng mắt bên cạnh các triệu chứng khó chịu khác như: Ngứa da, mệt mỏi, viêm dạ dày, sốt, nước tiểu sẫm màu,…
Có một vài nguyên nhân gây hại của bệnh vàng da ở trẻ lớn và người lớn mà ít phổ biến hơn. Ví dụ, hội chứng Gilbert là một bệnh di truyền về gan, do gan không xử lý được bilirubin bình thường. Hội chứng Gilbert có thể gây ra vàng da, vàng mắt và hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng.
Khi bị vàng da, vàng mắt, người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu như ngứa toàn thân, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, phân bạc màu, nước tiểu sậm màu… Về lâu dài, bilirubin không được đào thải có thể quay ngược trở lại “đầu độc” gan. Do đó, để làm giảm các triệu chứng vàng da thì phải tăng cường lưu thông đường mật để hạn chế sự ứ trệ dịch mật càng sớm càng tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng 8 thảo dược truyền thống gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Diệp hạ châu, Nhân trần, Kim tiền thảo, Chỉ xác sẽ giúp tăng vận động đường mật, tăng số lượng dịch mật, nhờ đó hạn chế được sự ứ trệ dịch mật, cải thiện các triệu chứng hiệu quả cho người bệnh.
Ngọc Hoa H+ (Theo Medicalnewstoday)
Bình luận của bạn