- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Jaime-Lee Groves đau buồn khi mất con ở tuần thai thứ 26 chỉ vì nhiễm trùng đường tiết niệu
Cách tốt nhất để trị viêm bàng quang là gì?
Cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu nhờ các liệu pháp thảo dược sau
Nhiễm trùng tiết niệu tái đi tái lại, phòng ngừa thế nào?
TPCN phòng nhiễm trùng đường tiết niệu của Mỹ không tốt như quảng cáo
Bà mẹ Jaime-Lee Groves, 27 tuổi, sinh sống tại Gold Coast, Queensland (Úc) đã từng nghĩ mình sẽ không thể có thêm bất cứ đứa con nào vì vụ tai nạn xe hơi và bị nghiền nát xương chậu 7 năm về trước. Nhưng rồi cô hạnh phúc tột cùng khi bất ngờ phát hiện mình có thai hồi năm ngoái. Bà mẹ này xúc động tới mức còn đặt cả tên cho cô con gái trong bụng mình là Amelia-Rose. Tuy nhiên niềm vui này chẳng được bao lâu, khi em bé đã bị lưu thai ở tháng thứ 7 thai kỳ và được chẩn đoán vì một nguyên nhân rất đơn giản đó là do căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khiến cho nước ối bị rò rỉ làm lượng ối không đủ cho thai nhi tồn tại.
Jaime-Lee Groves, 27 tuổi đã bị thai lưu ở tháng thứ 7 vì nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là căn bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt với phụ nữ mang thai lại càng dễ mắc bệnh này. Nguyên nhân do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường tiểu gây nhiễm trùng. Ở các mẹ bầu, bàng quang bị chèn ép khiến cho nước tiểu bị ứ đọng và tạo môi trường thuận lợi hơn cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Bên cạnh đó, tử cung lại nghiêng vào niệu quản, thận phải, dễ gây ứ nước ở thận và viêm thận. Vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu thường gặp là vi khuẩn E.coli.
Nhiễm trùng đường tiết niệu mẹ bầu có thể có những biểu hiện sau:
Tình trạng đau thắt lưng hoặc ở cả hai bên mạn sườn; thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày; thường cảm thấy đau, buốt trong mỗi lần đi tiểu; đau tại vùng bụng dưới; nước tiểu đục hoặc có máu và mùi khó chịu... Vì các biểu hiện ban đầu của bệnh không rõ ràng và dễ nhầm lẫn, các mẹ bầu nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm: Tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm điện giải trong máu, xét nghiệm nồng độ creatinin, cấy nước tiểu,...
Theo các bác sỹ sản khoa, khi mang thai mà chị em phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị động thai, sảy thai, hỏng thai ở những tháng đầu tiên thai kỳ, hoặc nếu phát triển, thai sẽ bé, dễ đẻ non, thai bị chết lưu do nhiễm khuẩn.
Biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ:
- Nên thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong thai kỳ khoảng 3 tháng 1 lần. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ dễ điều trị hơn với thuốc kháng sinh. Mẹ bầu cũng nên nghiêm ngặt tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi đặt thuốc và đặc biệt tránh tự uống thuốc vì một số thuốc kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi.
- Trong thai kỳ khi mắc tiểu, không nên nín nhịn lâu mà cần đi ngay và luôn phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh và sau QHTD để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
- Đồng thời, cần luôn nhớ uống nhiều nước, ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại nước khác như: Nước dừa non, nước cam, nước râu ngô, nước mía, nước rau diếp cá, nước bông mã đề, rễ cỏ tranh... Đây đều là những loại nước lợi tiểu, tốt cho sức khỏe mẹ bầu và có tác dụng kháng khuẩn cho đường tiết niệu.
Bình luận của bạn