Mổ sỏi mật có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, có gây ra biến chứng gì không?

Liệu sức khỏe của bạn có bị ảnh hưởng sau khi mổ sỏi mật?

Sỏi mật “thầm lặng” nguy hiểm như thế nào?

Dùng dầu olive, nước chanh có thực sự giúp thải bỏ sỏi mật?

Tập thể dục giúp phòng ngừa các bệnh túi mật như thế nào?

Muốn loại bỏ sỏi mật: Hãy thử một vài cách đơn giản sau!

May mắn là bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh mà không cần tới túi mật. Khi không còn túi mật, dịch mật sẽ chảy trực tiếp từ gan tới ruột để hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ gặp một số biến chứng dưới đây sau phẫu thuật mổ sỏi mật, cắt túi mật:

Biến chứng phẫu thuật

Bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có những biến chứng tiềm ẩn, bao gồm chảy máu tại vết mổ, đau đớn, nhiễm trùng (có thể bị sốt hoặc không)… Do đó, bạn cũng có thể gặp phải những nguy cơ biến chứng này khi mổ sỏi mật, cắt bỏ túi mật.

Khó tiêu hóa chất béo

Sau khi mổ sỏi mật, cơ thể sẽ mất một khoảng thời gian để tự điều chỉnh cách tiêu hóa chất béo khi không còn túi mật. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị khó tiêu do tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng khi phẫu thuật.

Sau khi mổ sỏi mật, bạn sẽ khó tiêu thụ chất béo trong thực phẩm

Tình trạng khó tiêu thường không kéo dài, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể tồn tại khá lâu do dịch mật bị rò rỉ vào các cơ quan khác hay do sỏi mật vẫn còn sót lại trong các ống dẫn mật.

Tiêu chảy và đầy hơi

Chứng khó tiêu có thể dẫn tới tiêu chảy hoặc đầy hơi. Tình trạng này cũng có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn ít chất xơ, ăn quá nhiều chất béo trong chế độ ăn hàng ngày. Dịch mật không được dự trữ trong túi mật cũng đồng nghĩa với việc cơ thể không có đủ dịch mật để tiêu hóa khi người bệnh ăn quá nhiều chất béo trong thực phẩm.

Táo bón

Mặc dù mổ sỏi mật, cắt bỏ túi mật có thể làm giảm nguy cơ táo bón về lâu dài, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn tới táo bón trong một thời gian ngắn. Mất nước, không uống đủ nước cũng có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Tổn thương ruột

Trong quá trình mổ sỏi mật, cắt bỏ túi mật, có nguy cơ ruột có thể bị ảnh hưởng, nhưng điều này là rất hiếm. Các cơn đau sau phẫu thuật là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đi khám ngay lập tức.

Vàng da hoặc sốt

Nếu vẫn còn viên sỏi bị sót lại trong ống dẫn mật sau khi mổ, chúng có thể gây tắc nghẽn đường mật, nhiễm trùng, đau bụng dữ dội và gây vàng da.

Dù các biến chứng sau mổ sỏi mật, phẫu thuật cắt túi mật là khá bình thường, bạn vẫn nên đi khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:

- Cơn đau không thuyên giảm mà trở nặng hơn theo thời gian.

- Buồn nôn, nôn mửa dữ dội.

- Vàng da.

- Không trung tiện, đại tiện trong hơn 3 ngày sau khi phẫu thuật.

- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Để phòng ngừa biến chứng và ngăn sỏi tái phát sau phẫu thuật, sử dụng thảo dược tự nhiên là giải pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy 8 loại thảo dược Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo có tác dụng giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu; Tăng cường chức năng gan mật; Chống viêm và ngăn ngừa sỏi tái phát.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang (chứa 8 thảo dược quý) là giải pháp hỗ trợ điều trị sỏi mật hiệu quả, giúp giảm đau bụng, đầy trướng, khó tiêu; Bào mòn sỏi mật và phòng ngừa tái phát sỏi.

Đừng bỏ qua các triệu chứng cảnh báo bệnh túi mật, sỏi mật - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa