PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam
Bà bầu dùng Thực phẩm chức năng: Nên hay không?
Đưa Thực phẩm chức năng Việt vươn tầm ra thế giới
Cảnh báo TPCN Trung Quốc làm tăng nguy cơ tim mạch
Sản xuất TPCN: Cần chọn đối tác đạt chuẩn GMP
5-HTP giúp cải thiện tâm trạng
Xu thế tất yếu
Thị trường TPCN ngày càng được mở rộng với số người sử dụng gia tăng qua mỗi năm. Chỉ tính riêng những người sử dụng TPCN qua kênh bán hàng đa cấp: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1% dân số) sử dụng TPCN. Năm 2010, con số này đã tăng lên 5.700.000 người trên toàn quốc (chiếm 6,6% dân số). Theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm năm 2011, ở TP.HCM có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.
Do thay đổi lối sống cùng với sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe như thiếu hụt các chất dinh dưỡng, rối loạn cấu trúc, chức năng của cơ thể và các bệnh mạn tính không lây...
TPCN ra đời và phát triển như một xu thế tất yếu, được ví như “vaccine” dự phòng dịch bệnh mạn tính, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Lượng TPCN tại Việt nam từ năm 2006-2013
Thách thức
Theo PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN, đây là một mục tiêu đầy thách thức bởi người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về TPCN, chưa có khung pháp lý hỗ trợ sản xuất và kinh doanh TPCN, sản xuất TPCN trong nước còn yếu…
Hiện nay, TPCN chủ yếu được dùng với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh, thời gian sử dụng không lâu (khoảng 1-12 tháng). Đây là khó khăn nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường bởi TPCN không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mà đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh mạn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống…
PGS.TS. Trần Đáng khẳng định mục tiêu 50% dân số sử dụng TPCN hoàn toàn có thể thực hiện được bằng sự đồng tâm nhất trí của các thành viên Hiệp hội.
VAFF chủ trương lấy công tác truyền thông “Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng” TPCN làm trọng tâm, đặt sức khỏe cộng đồng lên trên hết. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất TPCN chất lượng cao tận dụng nguyên liệu trong nước, nâng tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước đạt 70% (hiện nay là hơn 10%).
Phân loại TPCN:
- Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất
- Nhóm bổ sung chất xơ
- Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
- Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác
- Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần
- Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân, giảm béo
Bình luận của bạn