Thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt của bạn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé
Ăn vặt trong thai kỳ, đặc biệt là những món ăn không tốt cho sức khỏe. Thói quen này hoàn toàn không tốt cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Bỏ qua sự tư vấn của bác sỹ trong 3 tháng đầu tiên mang thai, trong khi đó, đây cũng là khoảng thời gian bà bầu dễ mắc phải trầm cảm trong thai kỳ. Những cảm xúc không tốt của bạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Thai nhi có thể cảm thấy sợ hoặc lo lắng nếu nghe thấy tiếng ồn ào hay những bài hát buồn. Trong thời gian mang thai, các chuyên gia khuyên bạn nên nghe những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng không lời. Nó giúp không chỉ bạn tĩnh tâm mà cả em bé nữa.
Hút thuốc và uống rượu khi mang thai làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ như sảy thai, sinh non và làm bé chậm phát triển.
Tập thể dục khi mang thai rất quan trọng, nhưng hãy chắc chắn rằng các bài tập không gây ra quá nhiều áp lực lên tử cung của bạn. Không thực hiện bất kỳ bài tập mà không tham vấn ý kiến bác sỹ. Nếu bạn có ý định tập yoga, bạn chỉ nên bắt đầu khi thai nhi được 14 tuần tuổi.
Tham gia một lớp học dành cho bà bầu là một ý tưởng tuyệt vời. Ở đây, bạn sẽ được giáo viên bổ sung những kiến thức mang thai cần có, được chia sẻ những nỗi khó khăn vất vả khi mang thai và điều này rất hữu dụng trong việc làm giảm căng thẳng cho bạn.
Bạn nên hạn chế đi du lịch vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Theo các chuyên gia y tế, nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu thai kỳ rất cao.
Thay vì tự tìm hiểu trên mạng, bạn nên tìm kiếm thông tin qua bác sỹ sản khoa. Nguồn thông tin trên internet là rất khó kiểm soát mà vô tình có thể gây ra những lo lắng không đáng có cho bạn. Điều này hoàn toàn không tốt cho em bé.
Tư thế ngủ có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe thai nhi. Hãy chắc chắn rằng tư thế ngủ của bạn không gây áp lực lên vùng bụng. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ của bạn về các vị trí ngủ bạn phải tránh. Bạn cũng nên ngồi và di chuyển xung quanh nhà một cách cẩn thận.