Cholesterol - Thủ phạm gây xơ vữa động mạch

Cholesterol gây ra các mảng xơ vữa gây hẹp tắc lòng mạch vành

Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và xơ vữa động mạch ở phụ nữ trung niên

Homocysteine cao - Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Lupus ban đỏ có gây xơ vữa động mạch?

Nam giới dễ “yếu” vì xơ vữa động mạch

Sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch hình thành do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch. Tổn thương có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như trong bệnh tăng huyết áp, do hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virus, các yếu tố miễn dịch...

Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng đến ngay chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “ăn” các LDL-C (cholesterol xấu) và trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.

Cholesterol góp phần tạo ra các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành

Bên cạnh việc góp phần tạo ra các mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành, tăng cholesterol máu có thể làm tổn thương lớp nội mạc. Chính vì thế, lý giải vì sao tăng cholesterol máu lại đóng vai trò quan trọng đến như vậy trong quá trình hình thành mảng xơ vữa gây tắc hẹp động mạch vành.

Các loại cholesterol trong máu

Cholesterol trong cơ thể bao gồm: LDL và HDL.

HDL mang ít cholesterol nên có thể kết hợp với cholesterol tự do trong máu và vận chuyển về gan để xử lý, vì vậy nếu hàm lượng của HDL trong máu càng cao thì càng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Người có hàm lượng HDL trong máu cao hơn 60mg/dl là ngưỡng an toàn đối với bệnh tim mạch, thấp hơn 40mg/dl là có nguy cơ mắc bệnh cao.

Ngược lại, LDL chứa nhiều cholesterol và khởi xướng sự hình thành các mảng xơ vữa trên thành các động mạch nói chung và động mạch vành nói riêng (trạng thái này gọi là xơ vữa động mạch).

Trong cơ thể có 2 loại cholesterol

Các mảng xơ vữa này gây hẹp hay tắc lòng mạch nuôi dưỡng cơ tim gây ra các cơn đau tim. Hàm lượng LDL càng cao thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành càng cao.

Mặc dù hàm lượng LDL và HDL là những chỉ số tốt nhất để dự đoán nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhưng xác định hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cũng rất quan trọng để dự đoán nguy cơ bị bệnh mạch vành. Nếu một người có hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu thấp hơn 200mg/dl thì ít có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhưng nếu cao hơn 240mg/dl thì có nguy cơ mắc bệnh cao.

Việc kiểm tra cholesterol trong máu nên thực hiện liên tục 6 tháng/lần nhất là đối với người cao tuổi, thừa cân, tăng huyết áp hay bệnh mạn tính nào khác thì có thể kiểm tra nhiều lần hơn.

Làm gì để giảm cholesterol?

Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống là một trong những phương pháp hiệu quả giúp làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Bạn có thể giảm thiểu lượng cholesterol bằng cách thay đổi thói quen ăn uống: Không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, không ăn thức ăn chế biến sẵn, vì chúng có thể chứa chất béo trans – chất béo gây hại cho cơ thể. Các loại thịt màu đỏ hay phủ tạng động vật cũng là những thực phẩm chứa nhiều cholesterol nên hạn chế sử dụng. Thay vào đó là sử dụng các chất béo lành mạnh có trong thực vât như dầu olive, dầu mè… chuyển dần từ thịt sang cá.

Những thực phẩm giúp giảm cholesterol

Thay đổi lối sống còn bao gồm cả từ bỏ những thói quen có hại cho cơ thể như uống rượu, hút thuốc lá. Loại bỏ trọng lượng dư thừa bằng cách tăng cường thể dục thể thao như đi bộ nhanh, đạp xe đạp, chơi các môn thể thao…

Giảm cholesterol bằng thực phẩm bổ sung: Bản chất của tăng cholesterol là một rối loạn chuyển hóa. Vì thế, những giải pháp dài hạn giúp cân bằng rối loạn chuyển hóa mới là vấn đề mấu chốt để chữa trị căn bệnh này. Trong những năm gần đây, Bồ hoàng - một trong số ít các vị dược liệu được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, chú ý bởi khả năng giảm cholesterol tự nhiên, an toàn và bền vững

Theo nghiên cứu của tiến sỹ Murray W. Huff tại Viện nghiên cứu Robart, thuộc Đại học Western Ontario (London, Anh) hoạt chất naringenin trong Bồ hoàng có tác dụng giảm cholesterol máu rất tốt nhờ khả năng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol tại ruột, đồng thời ức chế quá trình tổng hợp LDL – cholesterol tại gan. Không chỉ vậy, một loạt các nghiên cứu khác còn cho thấy hoạt chất này còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ nên giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Tại Việt Nam, Bồ hoàng đã được ứng dụng trong một chế phẩm bổ sung chuyên biệt cho người bệnh mạch vành, được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

Thanh Tú H+  

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch