Nến lấy ráy tai đốt luôn cả màng nhĩ

Nến lấy ráy tai có nguy hiểm?

Lấy ráy tai thế nào cho đúng?

Dễ bệnh vì lấy ráy tai không đúng cách

Lấy ráy tai cho trẻ - nên hay không nên?

Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ?

Thông thường ráy tai có chức năng bảo vệ ống tai khỏi các thương tổn và nhiễm trùng. Tuy nhiên, ráy tai quá nhiều có thể tích tụ gây chứng nút ráy tai. Khi tai mất khả năng tự làm sạch, ráy bị dính chặt lại trên da ống tai, ráy tích tụ rất nhanh và nhiều ở trong ống tai gây các triệu chứng khó chịu thường thấy là: Đau tai, ngứa tai, ù tai khó chịu và nghe kém. Vì thế, vệ sinh ráy tai là công việc nên làm để bảo vệ thính lực.

Ngoài dùng tăm bông, cây ngoáy tai thì nến lấy ráy tai (ear candles, nến xông tai, lấy ráy tai bằng lửa) là phương pháp lấy ráy tai được quảng cáo “an toàn, hiệu quả nhất”

Phương pháp này được ghi nhận xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại, nó còn được khắc trên các hang động cổ ở châu Âu (Tây Ban Nha, Italia…). Đối với y học cổ truyền các nước phương Đông như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines, lấy ráy tai bằng lửa đã được áp dụng từ lâu đời.

Theo như quảng cáo, phương pháp trên được tiến hành với 1 cây nến rỗng ruột được làm bằng sáp ong không chỉ giúp loại bỏ chất bẩn trong tai mà còn có thể đem lại cảm giác sảng khoái, chữa ù tai, chữa bệnh tai mũi họng. Quy trình cụ thể như sau:

Sau khi xông tai, cắt đôi cây nến sẽ thấy có chất bẩn được cho là ráy tai cuốn vào trong thân ống nến

Việc đốt cây nến rỗng ruột được cho là sẽ tạo thành một lực hút và cuốn ráy tai, chất bẩn trong tai. Tuy nhiên, có lẽ tất cả những công dụng do nến hút ráy tai mang lại chỉ là quảng cáo. Bạn có thể theo dõi clip dưới đây để hiểu rõ cơ chế hoạt động của phương pháp này:

(Nguồn: Youtube) 

Có thể thấy, khi đốt nến không những không tạo ra một lực hút nào đủ để hút sạch ráy tai mà chúng còn liên tục phả khói và bụi vào bên trong ống tai. Khoa học đã chứng minh các chất lỏng và khí thông thường không thể đi qua màng nhĩ nên khí từ cây nến phả ra có thể gây sức ép lớn gây ù tai, đau đầu, thậm chí tổn thương màng nhĩ. Hơn nữa, sức nóng có thể đốt cháy màng nhĩ và sáp nến có thể bị tắc nghẽn trong lỗ tai và thậm chí còn gây thủng màng nhĩ.

Từ đó có thể kết luận rằng, sử dụng nến lấy ráy tai là một việc làm không an toàn và đe doạ tới thính lực. Vì vậy, mỗi khi lấy ráy tai, bạn nên cần sự trợ giúp của các bác sỹ, chuyên gia tai mũi họng hoặc tự làm sạch tai tại nhà với những biện pháp sau:

- Sử dụng thuốc nhỏ tai. Nhỏ 1 vài giọt vào tai, nằm ghé sang 1 bên sao cho thuốc nhỏ ngấm vào tai trong vài phút, sau đó xoay nghiêng để thuốc cùng ráy tai chảy ra ngoài. Dùng khăn sạch lau khô vành tai.

- Bạn cũng có thể làm mềm ráy tai bằng một vài giọt dầu olive, dầu dành cho em bé hoặc hydrogen peroxide (oxy già).

- Nếu tai bị bít kín, nên đến bác sỹ để được thực hiện những thủ thuật an toàn.

Lưu ý: Chỉ nên lấy ráy tối đa 2 lần trong tháng.

Biết Tuốt H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng