Dễ bệnh vì lấy ráy tai không đúng cách

Lấy ráy tai thường xuyên có thể gây rách, trầy xước da ống tai

Có nên lấy ráy tai thường xuyên không?

Điếc đột ngột: Vì sao nên nỗi?

Sai lầm trong chăm sóc tai mũi họng cho bé

4 bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ

Vì sao không nên  lấy ráy tai thường xuyên?

Theo PGS.TS Trần Công Hòa – Nguyên Tổng Thư ký Hội Tai – Mũi – Họng Việt Nam: “Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã còn gọi là ráy tai. Ráy tai đóng vai trò như vệ sỹ ngăn chặn vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài. Ráy tai giúp bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng nhỏ khi chúng bay vào tai. Nó cũng giúp bảo vệ phần bên trong tai".

Nhiều người cho rằng, ráy tai là nguyên nhân gây ra ngứa tai nên thường xuyên ngoáy tai để lấy ráy tai. Tuy nhiên, theo các bác sỹ, lấy ráy tai càng nhiều ống tai càng nhẵn, nước càng dễ dàng vào ống tai và gây khó chịu. Nếu tự ý lấy ráy tai thường xuyên, bạn sẽ có khả năng mắc các bệnh về tai nhiều hơn. 

Theo PGS.TS Trần Công Hòa, nguyên nhân của những triệu chứng ngứa tai là do mọi người tùy tiện lấy ráy tai không theo sự chỉ dẫn của bác sỹ dẫn tới làm tổn thương tai. Khi tai bị tổn thương sẽ gây ra hai hậu quả: Một là làm tăng bài tiết chất nhầy, hai là nhiễm trùng nơi bị tổn thương. Do đó, việc giữ gìn ống tai luôn thông thoáng là cần thiết, giúp sóng âm thanh được dẫn truyền dễ dàng vào tai giữa.

Mặt khác, ngoáy tai không đúng cách có thể đẩy khối ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, bám sát vào màng nhĩ gây đau tai, ù tai và nghe kém. Chảy máu tai do làm rách da ống tai là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai, có khi còn làm rách, thủng màng nhĩ.

Lấy ráy tai sao cho đúng?

Thông thường ráy tai mỏng không cần ngoáy nó cũng có thể tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại tiết ra ráy tai quá nhiều, hoặc ráy tiết ra quá khô hay quá dính. Điều này khiến cho ráy bị kết dính thành một khối ngày càng to, gây bít kín hoặc gần kín ống tai như cái nút chặn nên thường được gọi là nút ráy tai. Nút ráy tai có thể gây ra các triệu chứng như ù tai, nghe kém, ngứa tai, chóng mặt, đau, hoặc ho (vì khi ráy tai quá to có thể chèn ép và kích thích dây thần kinh phế vị, vốn có nhánh nối tai với cơ hoành, kích thích này gây ra phản xạ ho). Nếu không được lấy ra kịp thời, rất có thể xảy ra tình trạng hủy xương và gây viêm ống tai. Theo các bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng thì việc lấy ráy tai phải đúng cách. 

Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu tai ngứa không giảm có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai. Sau 5 – 10 phút, nghiêng đầu về bên tai bị ngứa, day nhẹ vào vành tai và cho nước muối sinh lý còn thừa chảy ra sau đó dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai.

Các chuyên gia tai mũi họng khuyến cao không nên dùng tăm bông lấy ráy tai vì sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn, cũng không nên lấy ráy tai bằng móc tai bằng sắt hay inox… vì nó có thể gây tổn thương da ống tai hoặc làm thủng màng nhĩ rất cao. Thay vào đó, bạn nên nhỏ vào tai vài giọt dầu thực vật, oxy già… để ráy tai trở nên lỏng lẻo hơn và tự rơi ra ngoài.

Nếu đã làm hết các cách nói trên mà vẫn không làm sạch được ráy tai thì nên đến gặp bác sỹ tai mũi họng, bác sỹ sẽ dùng các dụng cụ lấy dị vật phối hợp với máy hút y tế lấy sạch nút ráy tai một cách nhẹ nhàng và an toàn. Khi tắm, nếu vô tình để nước vào tai khi tắm thì nên nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai, nước sẽ được bông khô thấm hết, không nên lau nhiều. 

Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng